THÔNG BÁO

CHUC MUNG NAM MOI.jpg Chào mừng Năm mới 2024- Giáp Thìn 
Năm  2023  đã khép lại với bao thay đổi. Đất nước  ta cũng như toàn thế giới. và bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát cũng  lùi dần về quá khứ
Sắp tới kỷ niệm 200 năm Ngày cụ Nguyễn Du qua đời .
18-02-2020

Nguyen Du.1.jpgXin giới thiệu sách viết về mối tình của Nguyễn Du với bà chúa thơ Nôm

Sách kể mối tình Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương

Năm đó, Nguyễn Du 24 tuổi, ưu tư, thâm trầm; còn Xuân Hương đang tuổi 17 căng tràn sức sống và thông minh, sắc sảo. Mối tình của họ được viết trong cuốn sách "Nguyễn Du trên đường gió bụi".

Sinh viên nước ngoài đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương

Cuốn sách của tác giả Hoàng Khôi vừa xuất bản giữa tháng 9. Cuộc đời Nguyễn Du đầy thăng trầm theo những biến động thời thế, chính trị. Nguyễn Du trên đường gió bụi miêu tả 10 năm gió bụi trong cuộc đời tác giả Truyện Kiều, từ 1786 đến 1796.

Nguyễn Du sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhưng 10 tuổi thì mất cha, 13 tuổi mất mẹ, rơi vào cảnh mồ côi phải ở cùng anh cả, có lúc làm con nuôi của một vị quan, cũng có khi đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc.

Sach.jpg

Sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của tác giả Hoàng Khôi

 

Năm 1790, Nguyễn Du ở tại gác tía gần Hồ Tây của anh Nguyễn Khản (lúc đó đang làm quan Tham tụng). Làng Nghi Tàm hồi ấy có gia đình thầy đồ Diễn trú ngụ. Gia đình thầy đồ có cô con gái duy nhất tên Xuân Hương. Xuân Hương đang ở tuổi 16 - 17, là cô gái xinh xắn, nghịch ngợm và có phần hiếu thắng do được ông bà thầy đồ Diễn chiều chuộng. Cô học chữ Hán, chữ Nôm rất nhanh, lại biết làm thơ, ứng đối thông minh, sắc sảo. Vì thế rất nhiều người trong đám học trò cảm mến Xuân Hương, nhưng nàng vẫn chưa thấy phục và yêu ai.

Theo Hoàng Khôi, Xuân Hương gặp Nguyễn Du trong một lần bơi thuyền đi hái sen. Họ kết bạn và nhanh chóng cảm mến nhau. Hoàng Khôi viết trong sách: “Xuân Hương gặp Nguyễn Du, thấy chàng vừa sâu sắc vừa thông minh hóm hỉnh nên ngày càng cảm mến. Còn Nguyễn Du trong nỗi cô đơn dằng dặc mấy năm trời, nay gặp được một cô gái trẻ sắc sảo, tài hoa lại mạnh mẽ nên tự nhiên thấy mình như có sự bù đắp. Dù chưa ai nói gì với ai, cả hai đều ngầm cảm nhận một tình cảm lạ đang nhen nhóm trong mình”. Hoàng Khôi còn kể chi tiết mối tình giữa Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du, những khi họ quan tâm, chăm sóc nhau, cùng nhau đi chơi, thăm thú bạn bè hay luận thi ca.

Đặc biệt, cả hai hồn thơ lớn đều mượn thơ để nói hộ lòng. Với tính cách chủ động, Hồ Xuân Hương làm thơ tặng Nguyễn Du, bài thơ Hỏi trăng mà bà viết cũng là lời của một cô gái ướm hỏi ý người yêu: “Trải mấy thu nay vẫn hãy còn / Cớ sao khi khuyết lại khi tròn / Hỏi con bạch thỏ đà bao tuổi / Lại chị Hằng Nga đã mấy con? / Đêm tối cớ chi soi gác tía? / Ngày xanh còn thẹn với vừng son / Năm canh lơ lửng chờ ai đó? / Hay có tình riêng với nước non?". Với tâm hồn thi ca, đại thi hào cũng bày tỏ nỗi lòng sâu kín của mình qua bài thơ Thạch Đình tặng biệt. Bài thơ sau này được đưa vào tập “Lưu Hương Ký” của Hồ Xuân Hương: “Đường nghĩa bấy lâu trót vẽ vời / Nước non sầu nặng muốn đi về / Cung hoàng diệu vợi đường khôn lọt / Đường nguyệt mơ màng giấc hãy mê / Đã chắc hương đâu cho lửa bén / Lệ mà hoa lại quyến xuân đi / Xanh vàng chẳng phụ lòng nhân ái / Tròn trặn gương tình cũng khó khi”.

Mối tình kéo dài trong ba năm, cho tới khi Nguyễn Du phải về lại Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đề xây từ đường cho dòng họ. Sau đó, mỗi người đi một con đường. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn, cả hai lần lấy chồng đều làm lẽ.

Bên cạnh mối tình giữa Nguyễn Du với "bà Chúa thơ Nôm", cuốn sách Nguyễn Du trên đường gió bụi còn cung cấp nhiều tư liệu quý về cuộc đời đại thi hào, như chuyện Nguyễn Du theo Gia Long, hay thời điểm và hoàn cảnh ông sáng tác Truyện Kiều, giải thích tại sao những bài thơ tả cảnh vật, con người Trung Hoa nhưng lại không trùng với con đường mà ông đi sứ…

Trước Hoàng Khôi, đã có nhiều giai thoại, sách viết về cuộc đời Nguyễn Du, nổi bật trong số đó là Ba trăm năm lẻ (tác giả Vũ Ngọc Khánh, xuất bản năm 1988) và cuốn Nguyễn Du (tác giả Thế Quang, xuất bản năm 2010). Tuy nhiên cả hai cuốn trên đều nói sơ lược, thậm chí còn không nhắc tới khoảng thời gian 10 năm lưu lạc, vốn được coi là điểm mờ trong niên biểu về Nguyễn Du. 

Tác giả Hoàng Khôi tên thật là Vũ Ngọc Khôi, hiện nghiên cứu, giảng dạy văn học tại Hà Nội và là thành viên Hội Kiều học. Ông đã xuất bản 12 cuốn sách là những sáng tác văn học, sách nghiên cứu, bút ký. Để viết cuốn Nguyễn Du trên đường gió bụi, Hoàng Khôi đã tiếp xúc với nhiều công trình nghiên cứu có tính phát hiện mới về Nguyễn Du. Ông cũng gặp gỡ nhiều nhà khoa học, những chuyên gia ở Hội Kiều học để tìm hiểu cho cuốn sách này. Hoàng Khôi cho biết ông “dựng một chân dung Nguyễn Du theo cách mình hiểu” bằng tình yêu dành cho đại thi hào cùng với mong muốn được góp một chút gì đó cho quê hương Nghi Xuân của ông.

                                                                               Hiền Đỗ 

 

 

Tác giả BBT