THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Nghệ Thuạt sáng tác thơ
23-01-2020
image.jpegXin giới thiệu bài viết của Hạnh Nguyên . Từ 1 bài thơ có thể biến đổi ra... bài thơ khác 

MỘT BÀI THƠ CÓ THỂ BIẾN THÀNH

1728 BÀI THƠ KHÁC

 

 

Trần Hạnh Nguyên

Hội viên Hội Kiều học Việt Nam

Chi hội Thơ Đường luật Từ Sơn – Bắc Ninh

 

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đức Dân cho biết: Ông Phạm Đan Quế người giữ ba kỷ lục về Truyện Kiều, đã sáng tác bài thơ Đường “Thất ngôn Bát cú” (Kiều nương cửa Phật) nói về tâm sự của Thúy Kiều khi đi tu tại Am Thúy Vân bên bờ sông Từ Đường như sau:

KIỀU NƯƠNG CỬA PHẬT

Ngần ngại đổ chuông chùa nguyện cầu

Sắc hương         vàng nắng ngả   nơi mau

Vần xoay   gió bão đầy                  năm tháng

Lỗi nhịp      Kiều đời trắng     bể dâu

Nhân ái      cảnh thiền sai     ước thê

Mộng tình  Kim ấp ủ              còn đâu

Dần xa       dõi bóng Từ                 oan khuất

Nhân nghĩa         Phật Tiên chốn   nhiệm màu

Phạm Đan Quế

1. Về phương diện hình thức: Trong bài có rất nhiều từ ngữ ghép đôi đẳng cấp khiến mỗi dòng thơ có thể đọc xuôi hoặc đọc ngược một cách thoải mái tự nhiên.

* Ví dụ: Ở câu 6:

- Mộng tình                   Kim ấp ủ    còn đâu

+ Đọc ngược câu thơ trên ta có:

- Đâu còn            ủ ấp Kim    tình mộng

+ Đọc ngược cả bài ta có:

8 – Màu nhiệm   chốn Tiên Phật   nghĩa nhân

7 – Khuất oan     từ bóng dõi                   xa dần

6 – Đâu còn   ủ ấp Kim                  tình mộng

5 – Thề ước                 sai thiền cảnh     ái nhân

4 – Dâu bể                   trắng đời Kiều     nhịp lỗi

3 – Tháng năm   đầy bão gió  xoay vần

2 – Mau rời                   ngả nắng vàng   hương sắc

1 – Cầu nguyện Chùa chuông đổ          ngại ngần

* Chúng ta chú ý đến những tiếng đầu câu vần bằng: 1,3,5,7,8 (ngần, vần, nhân, dần, nhân).

* Những tiếng cuối câu có vần bằng: 1,2,4,6,8 (cầu, mau, dâu, đâu, màu) khiến tai ta dễ dàng thay đổi trật tự các câu thơ làm thành một bài Thất ngôn Bát cú mới có nội dung rất ý nghĩa:

Thí dụ: Ta chuyển thành câu theo thứ tự: 5,3,1,4,2,7,8,6:

5 – Nhân ái                   canh thiền sai     ước thề

3 – Vần xoay      gió bão đầy                  năm tháng

1 – Ngần ngại     đổ chuông Chùa          nguyện cầu

4 – Lỗi nhịp                  Kiều đời trắng    về đâu

2 – Sắc hương   vàng nắng ngả   rơi mau

7 – Dần xa          dõi bóng từ                   oan khuất

8 – Nhân nghĩa  Phật tiên chốn    nhiệm màu

6 – Mộng tình     Kim ấp ủ              còn đâu

* Mặt khác ta có thể cắt bớt hai tiếng đầu câu (khi đọc xuôi) để bài Thất ngôn Bát cú thành bài Ngũ ngôn Bát cú:

1 – Đổ chuông Chùa   nguyện cầu

2 – Vàng nắng ngả               rơi mau

3 – Gió bão đầy           năm tháng

4 – Kiều đời trắng                  bể dâu

5 – Cảnh Thiền sai               ước thề

6 – Kim ấp ủ                 còn đâu

7 – Dõi bóng từ            oan khuất

8 – Phật Tiên chốn               nhiệm màu

* Cắt bớt hai tiếng cuối câu thành bài Ngũ ngôn Bát cú (đọc ngược):

8 – Chốn Tiên Phật     nghĩa nhân

7 – Từ bóng dõi           xa dần

6 - Ủ ấp Kiều                tình mộng

5 – Xa thiền cảnh                  ái nhân

4 – Trắng đời Kiều                nhịp lỗi

3 – Đầy bão gió           vần xoay

2 – Ngả nắng vàng               hương sắc

1 – Chùa chuông đổ   ngại ngần

Mỗi câu thơ đều có thể tồn tại độc lập và cũng là tâm sự của Kiều khi tu hành ở Am Vân Thúy.

Ta có thể đổi chỗ (hoán vị) các câu thơ mà bài thơ vẫn chấp nhận được bằng cách đổi chỗ các dòng thơ khi đọc xuôi hay đọc ngược; hoặc bỏ bớt (hai tiếng đầu) hay (hai tiếng cuối) để (đọc xuôi) hay (đọc ngược).

Theo tác giả bài thơ trên có ít nhất 1.728 cách đọc Thất ngôn Bát cú hoặc Ngũ ngôn Bát cú. Trong đó ít nhất có 32 bài đúng niệm luật Thơ Đường.

* Thơ đọc xôi:

Bắt đầu bằng hai câu 1 – 2; 1 – 6 hoặc 8 – 2…

Ta có thể làm thành các bài thơ trình tự:

- 1 2 3 4 5 6 7 8;  1 2 7 4 5 6 3 8;  1 2 7 8 5 6 3 4.

- 1 6 3 4 5 2 7 8;  1 6 3 8 5 2 7 4;  1 6 7 4 5 2 3 8;  1 6 7 8 5 2 3 4.

- 8 2 3 1 5 6 7 4;  8 2 3 4 5 6 7 1;  8 2 7 1 5 6 3 4;  8 2 7 4 5 6 3 1.

….       

Chẳng hạn bạn có thể sáng tác bài thơ đọc xuôi theo trật tự:

1 2 34 8 5 6 7 4:

1 – Ngần ngại     đổ chuông Chùa          nguyện cầu

2 – Sắc hương   vàng nắng ngả   rơi mau

3 – Vần xoay      gió bão đầy                  năm tháng

8 – Nhân nghĩa  Phật Tiên chốn   nhiệm màu

5 – Nhân ái                   cảnh thiền sai     ước thề

6 – Mộng tình     Kim ấp ủ              còn đâu

7 – Dần xa          dõi bóng từ                   oan khuất

4 - Lỗi nhịp                   Kiều đời trắng     bể dâu

Cũng vậy bạn có thể tạo ra các bài thơ mở đầu bằng các dòng:

8 3………….; 8 7…………..; 4 7……………….

5 3…………..;

2. Về phương diện nội dung: Ba tiếng giữa trong các dòng thơ nhắc tới ba nhân vật trung tâm:

- (Thúy Kiều, Kim Trọng và Từ Hải) cùng các điểm căn bản trong đời tu hành của Kiều.

- (Chuông Chùa, vàng nắng, gió bão, cảnh thiền, Phật Tiên). Nên khi ta cắt bớt hai tiếng đầu hoặc hai tiếng cuối (của mỗi câu); những điều còn lại khiến bài thơ Ngũ ngôn vẫn giữ được ý nghĩa cơ bản như bài Thất ngôn. Hệ quả là cả 1.782 bài thơ gần như có cùng nội dung như ta mong muốn.

* Ngoài ba câu:           + Nói về Kiều (câu 4)

                             + Nói về Kim Trọng (câu 6)

                             + Nói về Từ Hải (câu 7)

Năm câu còn lại đều nói lên tâm trạng của Kiều khi nương cửa Phật. Trong bài có bốn cặp câu lần lượt nói về:

- Kiều cầu nguyện (câu 1 – 2)

- Kiều ngẫm lại cuộc đời bão tố (câu 3 – 4)

- Kiều tưởng nhớ mối tình lối hẹn với Kim Trọng (câu 5 – 6)

- Kiềm dõi theo bóng Từ Hải chết oan vì mình (câu 7 – 8)

Khi đổi chỗ các dòng thơ, những điều căn bản nói trên vẫn hiện nguyên nội dung đầy đủ.

Mời các bạn dạo chơi trong vườn thơ đọc xuôi, đọc ngược, của “Kiều nương của Phật” để thấy được sự độc đáo, diệu kỳ của Tiếng Việt và tài thơ Việt Nam.

T.H.N

ĐT: 0335.656.512

 

 

 

Tác giả BBT