Nữ sĩ Ngân Giang – Nữ hoàng Đường thi Việt
Nam
.Trong
gần 80 năm cầm bút, Nữ sĩ Ngân Giang đã để lại cho nền thi ca nước nhà một khối
lượng thi phẩm lớn (4000 bài thơ) và được người đời mệnh danh là Nữ hoàng Đường
thi Việt Nam. Thời gian trôi mải miết, dù đã về với cõi tiên, nhưng bà vẫn để
lại cho thế hệ sau nhiều bâng khuâng về một đời thơ và cách mạng độc đáo, hiếm
có trong thời đại Hồ Chí Minh...
Nữ
sĩ Ngân Giang đã dành cả một đời cho thơ ca và cách mạng.
.Nữ
sĩ Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh ngày 20/3/1916 tại Hà Nội, nhưng quê
gốc của bà ở thôn Hướng Dương, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ.
Bà sinh ra trong một gia đình nho học danh gia vọng tộc một thời đã sớm nở tài
thi họa, đã tự viết tên mình trong làng văn đất Việt trước năm 1945. Làm thơ từ
khi mới 6 tuổi, giới văn chương ngày ấy vẫn gọi Nữ sĩ là bậc thần đồng. Rồi
kháng chiến, rồi chiến tranh và hòa bình, bao nhiêu chìm nổi với cuộc đời Nữ sĩ
– chiến sĩ cách mạng có gần chín mươi tuổi trời cũng là ngần ấy mùa màng thơ ca.
Để
tưởng nhớ và tôn vinh những công lao to lớn của nhà thơ Ngân Giang, ngày 22/4,
tại Hà Nội, Hội nhà văn Việt Nam cùng gia đình bà đã long trọng tổ chức Lễ kỷ
niệm 100 năm ngày sinh Nữ sĩ Ngân Giang (1916 – 2016). Tham dự lễ kỉ niệm có
rất nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam, những người đồng nghiệp, đồng chí
yêu mến và gắn bó với Nữ sĩ.
Nhà
văn Phùng Văn Khải chia sẻ:“Cuộc đời nữ sĩ là một cuộc đời đặc biệt, diệu kì
nhưng dù ở hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ đến mấy vẫn vẹn nguyên tinh thần
dân tộc. Các bạn văn của Nữ sĩ hôm nay, tất thảy đều khâm phục một Ngân Giang
tài sắc vẹn toàn, trước sau như một, với dân tộc, với Đảng, với Bác Hồ và sống
vô cùng nhân hậu với gia đình, với bằng hữu văn chương.”
Nữ
sĩ Ngân Giang đã đi gần trọn thế kỷ với trên 4000 thi phẩm được viết từ thời 6
tuổi đến tuổi 80, nhiều câu thơ như tiếng nức nở còn gửi đến mai sau bao nỗi
đoạn trường đã đi qua cuộc đời bà, một người đàn bà, một thi nhân xuất sắc.
“Rằng
ngày xưa ấy Ngân Giang
Một
dòng sông lạnh muôn ngàn sao rơi”
Thời
ấy, bà là cây bút thường xuyên trên báo Phụ nữ thời Đàm, Tri Tân, Tiểu thuyết
thứ 7…với những bút danh khác nhau: Nàng Không Tên, Hạnh Liên, Thục Oanh, Nàng
Lém, Lữ Vân…Đồng thời, bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khóa đầu tiên. Năm
1939, thi phẩm “Trưng Nữ vương” đã ra mắt tạo nên tiếng vang
lớn trên thi đàn. Năm 1944, tập thơ “Tiếng vọng sông Ngân”ra đời đã
đưa bà lên vị trí những người được mến mộ nhất trên thi đàn Việt Nam. Và tiếp
đó, trong kháng chiến với những:“ Xuân chiến địa”, “Tiễn con ra trận”,…
Trong suốt thời gian làm thơ, bà đã cho xuất bản 9 tập thơ và đã được tặng
thưởng Giải Văn học năm 1994. Nữ sĩ được mọi người thừa nhận: “Sắc tài dậy khắp
giang sơn một thì”.
Nữ sĩ Ngân Giang ngày trẻ.
Sau
năm 1945 và thời đầu chống pháp, Ngân Giang hoạt động trong Hội phụ nữ cứu quốc
thành Hoàng Diệu, làm ở phòng khách sảnh Trung Ương. Sau đó, bà lên Việt Bắc,
làm việc tại Sở tuyên truyền 1 (Thái Nguyên) rồi được biệt phái hoạt động nội
thành cho đến ngày giải phóng Thủ đô. Khoảng thời gian này, bà viết nhiều bài
kịp thời phục vụ cho công cuộc đấu tranh cứu nước và ủng hộ công cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Thơ
của Nữ sĩ Ngân Giang nhất quán trong giọng điệu nhưng vô cùng đa dạng trong đề
tài và đặc biệt tài hoa khi viết về các bạn thơ. Thể thơ mà Nữ sĩ lựa chọn và
thủy chung gần như cả đời thơ là thể thơ Đường luật. Những hình ảnh tượng
trưng, vẻ đẹp man mác khi viết về thiên nhiên hay cõi lòng là âm điệu chủ yếu
trong thơ bà:
“Dồn
sương vó ngựa non xa thẳm
Gạt
gió chim bằng vượt dặm khơi
Ngang
dọc non sông đường kiếm mã
Huy
hoàng cung điện nếp cân đai…”
Nhà
thơ Ngân Giang như nhiều người biết là một trang nữ lưu tài sắc vẹn toàn nhưng
cuộc đời cuộc đời riêng cực kì truân chuyên, vất vả. Và , cũng không một ai ngờ
được người con gái tài sắc ấy đã tự nguyện trải đời mình theo tất cả các cuộc
chiến tranh cách mạng chỉ với mục đích duy nhất là làm thơ và đánh giặc. Năm bà
16 – 17 tuổi, dù lòng yêu hướng tới chân trời xa, hướng tới hình ảnh người đàn
ông lý tưởng, nhưng giống như muôn nghìn người đàn bà của các gia đình Hà thành
khuê các xưa, phải giữ “nếp nhà”, bà lên xe hoa theo ý cha mẹ. Ngay đêm tân
hôn, bị mật thám (Pháp) đến khám nhà vì tội “có chân trong hội kín” (lúc đó bà
tham gia Cách mạng), rồi cha mẹ chồng ruồng rẫy, mang trả lại “nàng dâu hư đốn”
– theo cách nghĩ thời bấy giờ. Bà vẫn không nản: thương chồng, nuôi con và vẫn
hoạt động Cách mạng khi có điều kiện.
Công
lao của Nữ sĩ to lớn là vậy, nhưng dường như tên tuổi của bà bị người đời lãng
quên. Ngay những năm hòa bình đầu tiên, bà bị đưa ra khỏi biên chế của Sở Văn
hóa Hà Nội. Là một trong những nhà văn đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam (năm
1957), nhưng những năm sau đó, bà không được sinh hoạt. Tên của bà cũng hoàn
vắng bóng trong “Từ điển văn học” được in ấn những năm 1983, 1984. Mãi đến hai
chục năm sau đó, khi tái bản “Từ điển văn học”, người ta mới sực nhớ ra bà và
đưa tên bà vào từ điển.
Cuộc
đời của Nữ sĩ đã từng là đề tài cho văn giới và báo giới, có không ít những chi
tiết nhuốm màu huyền thoại. Tình riêng nhiều trắc trở nhưng ở Nữ sĩ tình yêu Tổ
quốc và tình yêu con người hiếm có ai đạt được như vậy. Nhìn vào khối lượng thơ
ca của Nữ sĩ Ngân Giang, nhìn vào cuộc đời cách mạng gian nan của người chiến
sĩ tự vệ thành Ngân Giang, những người cầm bút đều thốt lên từ đáy lòng: “Thật
là khâm phục!”
Nữ
sĩ Ngân Giang đã thủy chung một cuộc đời dâng trọn cho thơ ca và cách mạng. Và,
cũng chính thơ ca và cách mạng đã tô thắm cuộc đời Nữ sĩ Ngân Giang, đưa bà đến
với danh hiệu “Nữ hoàng Đường thi Việt Nam” vang danh mãi mãi.
SAU PHÚT BIỆT LY
Trời
ở đâu, mà nước ở đâu?
Mây bay tám hướng lạnh chân cầu.
Tôi đi, đi mãi tìm trăng rụng,
Loáng thoáng hoa rừng vướng vó câu.
Nhà ở đây, và tôi ở đây,
Nửa khung cửa nhỏ, cánh thơ đầy.
Từng chiều nhẹ nhẹ vương theo gió
Có cả trăng về với bóng mây.
Thôi nhé! Người đi cứ việc đi,
Nhìn nhau lần chót nữa mà chi?
Có hồn nghệ sĩ lang thang đấy
Tiếng hát vang đường khóc biệt ly.
Tôi mơ hoa đăng đêm Giang Châu
Bốn mắt ngời sao... Họ hiểu nhau.
Họ hiểu nhau rồi, sau buổi ấy
Đôi lòng cùng nặng trĩu thương đau.
Bờ suối kìa ai soi võ vàng,
Nét gầy hằn rõ vẻ hiên ngang.
Tôi về khép kín dư âm lại
Cho đọng tơ lòng những tiếng vang.
Đấy một người đi tìm một người.
Sa trường ghê lạnh máu tanh hôi,
Sa trường có cả vầng trăng đẹp
Tôi nhớ đêm nào giọt lệ rơi...
Có tiếng chân người bước ở đâu,
Mênh mang cồn vắng trắng ngang đầu.
Sang Tần buổi ấy chia cành liễu
Sông Dịch trầm trầm nhạc nhớ nhau.
Kìa đôi chim én đã bay về
Mà cánh chim bằng vẫn cứ đi.
Lá rụng, cành rơi cành thấp thoáng,
Trăng vàng gầy gõ tiếng tử quy.
Thôi, không nhạc nữa, không thơ nữa,
Không khóc, mà không một tiếng cười.
Tôi nhất định không, không tất cả
Khi người ấy vẫn ở xa xôi...
BẠCH ĐẰNG GIANG
Bạch Đằng Giang! Bạch Đằng Giang!
Máu đỏ quân thù bao giờ tan?
Kể chi ngựa đá hai lần nhọc
Đây sóng reo vang khúc khải hoàn.
Thuyền giặc liền san sát
Quân ta dáng hiên ngang
Ngọn triều lên cuồn cuộn
Khói sóng tỏa mênh mang…
Nào chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp
Nào thuỷ đội của Thái tử Thoát Hoan
Cái uy phong đoàn viễn chinh phương Bắc
Toan trốn ngọn cờ Nam.
Ngọn cờ Nam ! Ngọn cờ Nam!
Phơi phới dâng lên màu huy hoàng
Phơi phới trăm nghìn con sóng bạc
Thét to trời đất muôn tiếng vang,
Phơi phới trăm nghìn miệng anh dũng
Hô chung lời nói của giang san,
Phơi phới trăm nghìn lòng chiến sĩ
Say chung uy võ Hưng Đạo Vương.
Đây không có ngọn lửa đốt giặc,
Cũng không cần đàn gió đông nam
Mà nước triều một rút,
Thuyền giặc ngỗn ngang.
Chiều tà đỗ bóng hoàng hôn xuống,
Sóng bạc pha màu máu đỏ loang…
Thái Bình Diên Yến nâng ly ngọc,
Thăng Long ba ngày rượu ngự ban
Quân ta say vỗ gươm mà hát
Hát rằng: "Vạn cố thử giang san"
Biển dâu lịch sử bao nhiêu độ
Mà vẫn còn đây Bạch Đằng Giang.
Buông chèo du khách nhìn sông nước
Có nhớ ngày xưa Hưng Đạo Vương…
Nguòn : Văn Thơ Việt