THÔNG BÁO

CHUC MUNG NAM MOI.jpg Chào mừng Năm mới 2024- Giáp Thìn 
Năm  2023  đã khép lại với bao thay đổi. Đất nước  ta cũng như toàn thế giới. và bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát cũng  lùi dần về quá khứ
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh xin giới thiệu bài cảm nhân của Nguyễn Thị Thực CLB Hà Đồng vè bài thơ Kính dâng Người của Nhất Tâm
12-05-2020

   Sen.non.jpgXin được giới thiệu

Kính dâng Người” một bài thơ Đường neo đậu mãi trong tôi.

 

             Hồ chủ tịch, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Người đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người có nhân sinh quan Cách mạng rộng lớn, yêu nước, thương dân vô bờ bến. Người hy sinh cả cuộc đời mình để mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc. Với lòng đầy xúc cảm và tôn vinh Bác, Tác  giả  Nhất Tâm đã viết bài “Kính dâng Người” nhằm bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc của mình , của dân tộc đối với Bác  Hồ kính yêu:

  

 KÍNH DÂNG NGƯỜI

 

“Tổ quốc kết thành vạn lẵng hoa

Tinh khôi thạch bạch kính Cha già

Bôn ba bốn biển vì dân tộc

Từng trải năm châu cứu nước nhà

Danh tiếng tô hồng mây núi Tản

Khí thiêng hòa biếc nước sông Đà

Muôn đời con cháu ghi ơn Bác

Trời đất giao hòa khúc tráng ca”.

                                       Nhất Tâm

 

  Mở đề bài thơ, “Tổ quốc kết thành vạn lẵng hoa – Tinh khôi thanh bạch kính Cha già”. Tác giả  chọn hình ảnh “vạn lẵng hoa” thì thật là đẹp và đầy ý nghĩa nhân văn. Đó là một sự hội tụ kết tinh những thành tựu và những gì “tinh khôi, thanh bạch” nhất của thiên nhiên trên mọi miền Tổ quốc để “kính Cha già”. Đó là ý muốn bày tỏ lòng biết ơn Bác mà tác giả đề cập đến ở phần thực, luận của bài thơ.

Chúng ta thật bồi hồi xúc cảm khi đọc hai câu thơ tả thực này: “Bôn ba bốn biển vì dân tộc / Từng trải năm châu cứu nước nhà”.

Bác Hồ tròn 21 tuổi đời đã rời khỏi gia đình và đất nước để “bôn ba bốn biển” tìm đường cứu nước, cứu dân. Cuộc đời Người lênh đênh chìm nổi ba lần bị kết án tử hình, mấy lần coi như mất tích,  và phải ngồi tù từ nhà lao này đến nhà lao khác. Khi ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, bị đánh đập, đói rét đến rụng cả răng, bạc cả tóc, người gầy rạc nhưng Bác vẫn không hề nản chí. Người quyết “tìm đường đi cho dân tộc ”. Bác sống thật vất vả gian truân. Khi ở Pháp giữa những mùa đông rét buốt Người phải nướng viên gạch lên để sưởi ấm. Chế Lan Viên đã viết “Một viên gạch hồng Bác chống


cả một mùa băng giá”. Khi ở nước Anh, Bác làm bồi bàn cho nhà ăn Luân Đôn. Trong đêm trường sương phủ kín thành, Bác phải quần quần bưng bê bát đĩa.. “Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa canh khuya”. Hình ảnh đất nước lầm than luôn canh cánh trong tâm can Bác, nên có “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc”.

Vào những ngày tuyết rơi ở Mat xcơ va “Lạnh trăm lần, nhưng Bác chẳng dừng chân”. Khi Bác bắt gặp cuốn “Đường cách mạng” của Lê Nin,thấy được cương lĩnh hoạt động Người mừng quá mà tuôn trào nước mắt. Bác reo lên như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”. Và “lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai”. Từ đó, Người đã định được con đường cứu nước, để khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chèo lái con thuyến cách mạng Việt Nam đi suốt chặng đường dài cho tới ngày toàn thắng.

Trong bài  thơ  Tác giả đã chọn được những từ ngữ chắt lọc gợi tả. Cái hay ở ngoài lời bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa nội dung và nghệ thuật riêng biệt của thơ Đường (đối ngẫu) nên khi ta đọc lên là nghĩ ngay đến công lao của Bác. Mặc dầu tác giả chưa khắc trọn  hình ảnh Bác, nhưng hai câu thơ tả thực, đã làm hiện lên rõ nét cả quãng đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, mà chúng ta kể mãi không hết, viết mãi không cùng. Có được điều đó là do trong lòng Tác giả tràn ngập   niềm kính yêu  Bác, và ơn Bác vô bờ. Chúng ta càng vui sướng thêm, tự hào thêm khi đọc đến 2 câu luận của nhà thơ:

 Danh tiếng tô hồng mây núi Tản

Khí thiêng hòa biếc nước sông Đà

    Tác giả dùng cặp từ “tô hồng”, “hòa biếc” để gợi lên những hình ảnh thật đẹp. Đó cũng là các từ đối, diễn tả cái danh hương vang lừng của Bác đã làm đẹp cho đất nước ta, làm sông núi nên thiêng liêng, làm rạng rỡ và tô thắm thêm muôn màu rực rỡ, muôn màu thân yêu của Tổ quốc ta. Đó cũng là sự hòa quyện giữa tâm hồn Bác với núi sông đất Việt. Mỗi con người, mỗi dòng sông ngọn núi trên đất nước ta đều mang đậm hồn Bác và ơn sâu nghĩa nặng. Bao công lao, bao thăng trầm của cuộc đời Người đã mưu sinh cho dân tộc được tác giả cô đúc lại bằng một sự biết ơn vô hạn và nói hộ cho tất cả tấm lòng chúng ta “Muôn đời con cháu ghi ơn Bác” và cuối cùng là câu thơ “Trời đất giao hòa khúc tráng ca” cũng là hình ảnh được khép lại của bài thơ. Hình tượng giao hòa “khúc tráng ca”.thật hào hùng và trường tồn mãi mãi.

Kết bài thơ tác giả muốn để lại một dấu ấn không phai với niềm tự hào hân hoan, hạnh phúc của một dân tộc, đại đoàn kết mà Bác Hồ đem lại và cũng là khúc ca hùng tráng về đất nước ta  có vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc. Bài thơ được dùng những hình ảnh tươi sáng từ ngữ súc tích, gợi mở. Lời thơ nhẹ nhàng mang dậm tính nhân văn, vừa biểu thị được giá trị tư tưởng, vừa mang cái nhạc điệu riêng biệt của thơ thất ngôn. Tác giả viết bằng sự chín muồi uyên thâm của bút pháp thơ Đường nên có sức truyền cảm, hồn thơ được neo đậu lòng người một cách dung dị.

                

                Nguyễn Thị Thực                                                                      

                 CLB Hà Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả BBT