THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Cùng nhau tìm hiểu
04-09-2016
1115.jpgTrân trọng giới thiệu : 

CÁC TÊN GỌI KHÁC NHAU CỦA THƠ ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM

(Trích bài "Sáng tỏ một danh xưng" của Hoài Yên)

Từ đời nhà Tùy và đầu đời nhà Đường bên Trung Hoa, các thi nhân đã làm thơ 7 chữ gọi là Cổ phong. Lúc ấy chưa có niêm luật quy định.

Đến Tống Chi Vấn đỗ tiến sĩ đời Cao Tông (650 - 683) và Thẩm Thuyên Kỳ đỗ tiến sĩ đời Võ Hậu (684 - 705) mới hoàn chỉnh luật thể thơ thất ngôn bát cú mà chúng ta đang dùng ngày nay.

Để phân biệt, người ta gọi thơ cũ là những bài Cổ phong, hay còn gọi là Cổ thể; thơ mới là những bài viết theo cách của Tống Chi Vấn, Thẩm Thuyên Kỳ và gọi là Cách luật, Luật thi hay Tân thể.

Như vậy, thơ luật Đường xuất xứ từ thời nhà Đường có tên gọi đầu tiên là Thất ngôn cách luật hay Luật thể.

Khi du nhập vào Việt Nam, tên đầu tiên được gọi là Luật thi.

Một thời gian sau, cổ nhân ta chỉ gọi là Thi, ví dụ "Ức Trai thi tập", "Thanh Hiên thi tập", "Quốc âm thi tâp", "Bạch Vân Quôc ngữ thi tâp".

Sau khi phong trào Thơ mới thắng thế ở Việt Nam với một trong những người đi tiên phong là nhà thơ Lưu Trọng Lư, thì những bài Luật thi được đổi tên lần thứ ba, bị gọi là "Thơ cũ" và hoàn toàn lép vế.

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Luật thi ở Việt Nam hồi sinh với một tên mới được dùng rộng rãi là Thơ Đường luật.

Nhưng, bản thân cụm từ "Thơ Đường luật" là lai ghép giữa hai ngôn ngữ Việt và Hán, nên lần thứ 5 Luật thi được đổi tên thành Thơ luật Đường.

Trước đây, hai từ "thơ Đường" hay "Đường thi" chỉ để nói về thơ của các tác giả đời Đường bên Trung Hoa.

Nhưng khoảng trên dưới mươi năm gần đây, Luật thi ở Việt Nam đã được đổi tên lần thứ sáu, xã hội đang có xu hướng càng ngày càng rộng rãi chỉ dùng 2 từ "thơ Đường" để nói về những bài thơ viết theo thi luật đời Đường. Hai từ "thơ Đường" được dùng phổ biến trên sách báo, tạp chí, trong các hoạt động văn thơ...của nước ta.

Hoài Yên


Tác giả BBT