NĂM MỚI NÓI CHUYỆN CÂU ĐỐI TẾT
Câu đối tết là một thú
chơi đặc biệt của nhân dân ta, ngày nay vẫn được
nhiều người ưa thích. Xưa kia, mỗi khi tết đến xuân về từ thành
thị đến thôn quê.nhà nhà đều treo câu đối tết với những ước mong an hòa, hạnh
phúc. Ngày nay ai cũng thuộc đôi câu đối dân gian truyền miệng:
Thịt
mỡ, dưa hành câu đối đỏ.
Cây nêu tràng pháo bánh
chưng xanh
Về lịch sử, câu đối tết có gốc gác
từ Trung Quốc. Người Trung Hoa xưa gọi
câu đối là “ Doanh liên” hay “Doanh thiếp”. Lúc đầu chữ được viết lên
các mảnh gỗ đào nên còn được gọi là “ Đào
phù” (thẻ đào). Trong đại từ điển Trung Quốc có ghi: Theo sách cổ “ Sơn Hải
Kinh” Câu đối bắt đầu từ tục làm “đào phù” (bùa đào hoặc thẻ đào) chỉ dùng
trong các dịp tế lễ, sau được dùng vào các dịp tết hoặc lễ hội vui mừng. Các
chữ được viết trên giấy gọi là “đối tử”
(Câu đối). Mạnh Xướng thời Hậu Thục được coi là người đầu tiên có câu đối treo
trước nhà.
Đó là câu: “Tân niên khai dư khánh / Giai tiết hạ trường xuân”
Dịch là: “ Năm
mới bày tiệc lớn / Tiết đẹp mừng xuân dài”.
Ở nước ta. Tục chơi câu đối cũng đã
có từ nhiều thế kỷ trước, Rất phổ biến trong dân gian và trở thành một nét văn
hóa đẹp, một thú chơi tao nhã, ưa chuộng của mọi tầng lớp xã hội.
Những phiên chợ tết xưa, đâu đâu ta
cũng gặp các quầy bày bán câu đối tết, cũng thấy những ông đồ ngồi viết bán câu
đối tết. Người nào chữ viết càng đẹp, nghĩa càng hay thì càng đắt giá.
Có nhiều bậc danh nhân như Nguyễn
Khuyến, Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,… nổi tiếng tài hoa, có nhiều
câu đối hay lưu truyền đến ngày nay. Xin dẫn ra đôi câu đối của cụ Nguyễn Công
Trứ:
“Chọc trời,
ngất một cây nêu; Hết tối ba mươi gì cũng tết
Vang đất, đùng ba
tiếng pháo; Rạng ngày mồng một thế là xuân.
Ngày nay, câu đối không chỉ được làm
ra để chúc mừng năm mới mà nó đã trở thành một thể loại riêng có thể dùng để
thể hiện, chuyển tải bất cứ nội dụng nào như chúc tụng, ngợi ca, tự sự… về con
người, về thiên nhiên./.
Vân Sơn - Từ Liêm