THÔNG BÁO

CHUC MUNG NAM MOI.jpg Chào mừng Năm mới 2024- Giáp Thìn 
Năm  2023  đã khép lại với bao thay đổi. Đất nước  ta cũng như toàn thế giới. và bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát cũng  lùi dần về quá khứ
Liệu thơ Đường luật có khô khan ?
11-01-2013
Co gái vơi mùa thu.jpg Xin giới thiệu bài viết của Như Tùng

              Bạn yêu thơ Đường luật.Tôi yêu thơ Đường luật.   Chúng ta làm thơ. Chúng ta đọc thơ của bạn để học điều hay, tránh điều dở nhằm hoàn thiện thơ mình. Chúng ta tìm đọc những văn bản kinh điển, những chỉ dẫn của các bậc đàn anh trên mạng trên báo chí để tăng vốn hiểu biết lý luận và kinh nghiệm.
          Trong một bài biên tập của Thơ Đường Đất Việt có câu :"...với số câu, số chữ có hạn không chứa đựng nổi hiện thực lớn lao,không diễn tả được mãnh liệt những cảm xúc của con người trước những biến động của lịch sử....".Từ lập luận này tôi bỗng dưng nghĩ đến một điều :thơ đường và các thể loại thơ khác có đòi hỏi phải phải cùng có một chức năng giống nhau không, hay là có những đặc trưng riêng và chức năng riêng trong lĩnh vực nào đó không thể thay thế cho nhau được.Vấn đề này tôi thực sự mơ hồ.
            Đọc các bài thơ của các nhà thơ cổ nước ta để lại cho thấy mỗi bài thơ Đường luật là một câu chuyện hoàn chỉnh. Mỗi chuyện tùy theo nói về tình, cảnh sự mà tác giả có hứng thú, có cảm nhận sâu sắc, có ý muốn làm chỗ dựa để gửi gắm nỗi niềm riêng giãi bày tâm sự riêng cùng những trải nghiệm, lời khuyên, bài học đường đời nhằm giải tỏa cho chính mình tạo niềm vui cho chính mình để cuộc sống thanh thản hơn, tốt đẹp hơn. Cũng có tác giả qua thơ nói lên mong muốn của mình đôi khi bộc lộ những điểm mạnh yếu thái độ của mình trước thời cuộc nhân sinh.
             Trong sự biến đổi lớn lao của lịch sử có muôn vàn sự , tình, cảnh vậy không thể chỉ một bài có thể chứa hết, tác giả chọn những tình, cảnh sự khái quát nhất , nổi bật nhất qua một số bài thì cũng phản ánh được bản chất thời cuộc lịch sử theo đặc trưng riêng.Thí dụ :
                                          Vui quá thu này
                             Hà Nội thời tây lắm đói nghèo
                             Gầm cầu xó chợ khác chi heo.
                            Nông phu lay lắt đời trâu ngựa
                            Phường thờ liêu xiêu kiếp bọt bèo.
                            Uất hận, ý Trời quần hợp lại
                           Kiên cường, lời Đảng tín tâm theo.
                           Rợp đường cờ đỏ mùa thu ấy (!945)
                           Khắp chốn "rồng lên " vang tiếng reo.

                            Khắp chốn Thăng Long vang tiếng reo
                            Hết thời nô lệ dẫu đang nghèo.
                            Diệt quân giặc cướp trên đường phố
                            Đuổi bọn xâm lăng khắp núi đèo.
                           Khi lính Thủ Đô lòng đã quyết
                           Thì người Hà Nội dạ luôn theo.
                            Rợp trời cờ đỏ mùa thu ấy (1954)
                           Vui quá thu này vang tiếng reo (2010)
                                                             Trần Gia Trì - Hà Nội
            Nét đặc sắc ( có lẽ là chủ yếu ) của thơ Đường là vịnh, Tôi hiểu có thể chưa thật chính xác chưa thật đầy đủ. Vịnh là trước một tình, cảnh, sự cụ thể
hiện diện hoặc nhớ lại trong tâm tưởng làm đề mà tả lại, kể ra, nêu lên những nét khái quát nhất, bản chất nhất của đề, ngắn gọn (cặp thực) rồi suy tư, cân nhắc, bàn bạc, so đo,tỏ thái độ quan điểm : yêu ghét,khen chê, đồng tình, phản đối, (cặp luận) rồi dùng cặp kết nêu lên phương hướng, cảnh báo, lời khuyên....khẳng định đưa vào cuộc sống đời thường.
            Một đoạn khác trong bài đã dẫn trên ghi ::"bố cục thơ, phép đối luật niêm, phô diễn tình cảm tư tưởng đều theo khuôn mẫu khiến thơ cứng nhắc, vô cảm..." có thật vậy không. 
            Linh vực thơ rộng lớn cá nhân có hứng thú mảnh vườn nào thì tự mình
tìm đến, Vào nhà thơ Đường luật thì nhập gia phải tùy tục.Yêu cầu luật niêm vần đối là gía qúy đâu phải là cứng nhắc, thơ xưa của Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến . . . đọc rất hay đấy chứ.
            Đừng vì làm chưa hay mà kêu là khô khan cứng nhắc. Nguyễn Du nói:
             Đã mang lấy nghiệp vào thân
            Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
                                    Xin nói thêm : dở hay ở tại tài ta !
            Có bạn nói muốn lấy thí dụ thơ Đường phải trông vào tác giả Tàu, thực ra họ cũng chỉ có mấy người thôi chẳng hơn mấy các nhà thơ xưa của ta, bài Thương Vợ của Tú Xương thật là tuyệt tác .
            Các tác gia , các nhà nho xưa của ta làm thơ cũng không nhiều, tôi nghĩ rằng thơ Đường là cách chơi ( vịnh rồi ngâm, bình) đòi hỏi phải học rộng, hiểu biết nhiều mới đáp ứng được đâu phải ai cũng có thể tham gia, có lẽ đó là chỗ coi thơ Đường là thơ bác học ( hiểu rộng , biết nhiều , đối ngẫu chuẩn )
và thơ Đường không phải là thơ bình dân.
            Chúng ta là những bình dân bước vào lĩnh vực này  đành phải cố gằng vậy thôi không thể muốn dễ dãi để làm tối đi chứ không thắp sáng đường thi được. Chúng ta có nhiều nhà thơ viết rất hay nhưng đọc không thấy hấp dẫn
thí dụ bài sau :
                                           Anh hùng và nghệ sĩ
 Tuổi non thể kỉ , trí quang minh                                                                                Duyên  nợ văn chương nhất nghệ tinh
Câu đối tài hoa tôn đạo lý
Chúc văn trang trọng tế thần linh
Anh hùng nghệ sĩ ngời công đức                                                                           Cách mạng triết gia thắm nghĩa tình
Bách tuế thân tằm còn nhả chữ
Trọn đời vì nước , vị nhân sinh.
                                       Tạ Minh Tâm
             Bài này đạt chuẩn về luật, đối rất tốt, vần đẹp phải kể là bài thơ hay
nhưng thiếu chất thơ, thực chất là bản thống kê thành tích công trạng,tài ba  của vị giáo sư  đáng kính, đáng trọng .
             Xin nêu ở đây hai bài thơ cùng một đề , khai thác khác nhau
           Thơ đường bừng sáng
 Ngàn xưa đã thịnh thể thơ Đường                                                                        Thi sĩ bao miền đẹp thắm chương

Bút thép, nghiên gang rèn ý chí
Lời vàng, ý ngọc dệt tình thương
Sông thơ mát mẻ hồn dân tộc
Suối nhạc rộn ràng cảnh cố hương
Văn hiến bừng lên thời đại mới                                                                              Ngày nay rực sáng thể thơ Đường.
                                                     Kim Quốc Hoa
                                            Chủ tịch hội thơ Đường
   Thơ Đường bừng sáng
Thơ Đường vui lắm bạn mình ơi
 Thấp thoáng trong thơ bóng dáng người.
 Mọi cảnh, mọi niềm câu chữ dãi
Bao tình, bao sự luật niêm phơi.
Tâm hồn thư thái nhìn non nước
Cảm xúc thân thương ngắm cuộc đời    
Rực sáng lung linh viên ngọc quý                                                                             Thơ Đường vui lắm bạn mình ơi !
                                         
Trần Gia Trì - Hà Nội                    
             Thơ Đường là một viên ngọc quý cũng đòi hỏi người thợ ngọc phải cố công mài rũa làm nổi bật vẻ ngọc đó,

            Kẻ viết bài này chưa làm được bài thơ nào khả dĩ  dễ coi, còn cả khô khan cứng nhắc nhưng có công mài sắt có ngày nên kim. 

.
                                                                           
. Tran Nhu Tung
                                                                             ( Theo TĐĐV)

Tác giả BBT giới thiệu