THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Bàn về thơ Đường luật
31-07-2012
Co Tho.jpgThơ Đường luật  (Luật thi)


      Tiền Mộc Yêm, tác giả sách Ðường Ẩm Thẩm Thể nói rằng: “Luật đây là sáu luật, là luật hòa hợp âm thanh. Luật thơ cũng giống như kỷ luật dụng binh, pháp luật hình án, nghiêm ngặt chặt chẽ, không được vi phạm”. Có thể giải thích thêm về thể cách của luật thi như sau: 

a. Trong một câu, bằng trắc cần phải điều tiết.
b. Trong khoảng hai câu liền nhau, sự đối ngẫu cần phải khéo.
c. Trong một bài, âm thanh cần phải chọn sao cho có sự cao thấp, bổng trầm.
 
Tóm lại, ba điều kiện cần thiết của luật thi là niêm, luật và đối.
 

Về đối ngẫu, Lưu Hiệp đời Lục Triều, tác giả sách Văn Tâm Ðiêu Long, đã phân biệt bốn cách là:

      Ngôn đối, Sự đối, Chính đối và Phản đối.

       Ngôn đối là đối bằng lời suông.

       Sự đối là đối bằng điển cố.

      Hai câu mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ý, là chính đối.

      Nếu hai sự việc đó trái ngược nhau, thì gọi là phản đối.

      Sự đối và phản đối khó làm hơn và có giá trị hơn là ngôn đối và chính đối. 

Ðến thời Sơ Ðường, Thượng Quan Nghi phân biệt sáu cách đối là:
 

        1. Chính danh đối, như càn khôn đối với nhật nguyệt.
        2. Ðồng loại đối, như hoa diệp đối với thảo mao.
        3. Liên châu đối, như tiêu tiêu đối với hách hách.
       4. Song thanh đối, như hoàng hòe đối với lục liễu.
       5. Ðiệp vận đối, như bàng hoàng đối với phóng khoáng.
       6. Song nghĩ đối, như xuân thụ đối với thu trì.
                                       (theo sách Thi Tuyển loại cách)
 

       Một bài luật thi hoàn chỉnh dùng vào việc ứng chế, ứng thí, có thể định nghĩa là một bài thơ tám câu hoặc năm từ ngũ ngôn luật thi hoặc bảy từ thất ngôn luật thi, phải theo những qui tắc nhất định về niêm, luật; bốn câu 3,4 và 5,6 phải đối nhau từng đôi một.
 
         Ngoài những bài có bốn câu giữa đối nhau, cũng có những bài hoặc sáu câu toàn đối, hoặc tám câu toàn đối.
 
        Về vận, bài luật thi bắt buộc phải dùng vận chính (không được dùng vận thông, vận chuyển), căn cứ vào cuốn qui định vận bộ do triều đình ban hành. Ðời Ðường Huyền Tông có cuốn “Vận Anh”, cải biên theo cuốn “Thiết Vận” của Lục Pháp Ngôn đời Tùy, rồi cuốn “Ðường Vận” của Tôn Miễn, bổ khuyết sách trên.
 

       Về việc dàn ý, bài luật thi vốn có bố cục như sau: các câu 1, 2 là khởi (khai), các câu 3, 4 là thừa, các câu 5, 6 là chuyển, các câu 7, 8 là hợp (hạp). Ngoài các câu đầu và kết ra, trong những câu giữa, muốn nói gì cũng được, không có lệ nhất định. Chỉ trong những khoa thi về sau, bài luật thi mới có bố cục chật hẹp (phá( thừa), thực, luận, kết).

               Chính vận thì dễ hiểu rồi vì những chữ vần nhau theo chính vận phải cùng spelling với nhau (trừ phụ âm đầu). Thí dụ đông, hồng...

    Thông vận là rắc rối nhất. Theo định nghĩa "thông vận là những chữ không cùng spelling với nhau nhưng khi đọc lên chúng ta nghe âm hưởng gần giống nhau nên tạm chấp nhận cho là vần với nhau".
       Chính vận là luật nên dễ. Thông vận là qui ước nên khó thống nhất.
Nhiều người không nắm vững nguồn gốc của thông vận nên làm thơ lạc vận.
Trước nhất chúng ta cùng tìm hiểu do đâu mà có thông vận.

     Như chúng ta đã biết tiếng Hán đọc âm Việt của nước ta gọi là tiếng Hán-Việt là thứ tiếng Hán phát âm đời Đường vì nhà Đường đô hộ nước ta lâu dài nhất trong lịch sử Bắc thuộc, lâu hơn cả nhà Đông Hán.
 
        Vì chữ Hán phát âm theo Đường nhân và Việt nhân có một số chữ bị biến âm thí dụ như hùng và hồng (sứ nói những nhà chép sử Việt Nam chắc có sự nhầm lẫn Hùng Vương, Hồng Bàng) hoặc một số chữ cổ như thỉ và thủy (Tần Thỉ Hoàng=Tần Thủy Hoàng) v.v... phần biến âm này nhiều không thể nhớ hết trong nhất thời.

       Thứ nữa là trong nhiều triều đại quân chú chuyên chế vấn đề kỵ húy phải được tôn trọng. Tức là phải cữ tên vua, hoàng hậu, thái tử ... hoặc các quan lớn địa phương nơi mình ở. Từ đó có trường quy là các thí sinh sĩ tử khi làm bài thi phải tránh viết đích danh những chữ phải kỵ húy. Nếu vô tình hay cố ý phạm húy thì dù làm bài hay cách mấy cũng đương nhiên bị đánh rớt. Do đó mà có một số chữ bị viết trại ra coi như đọc biến âm. Trải qua nhiều triều đại, chữ viết trại ra để tránh phạm húy cũng nhiều (trường quy có niêm yết những chữ để tránh phạm húy).
         Rồi do những lần di dân trong lịch sử, pha trộn thổ âm phương ngữ tiếng nói cũng bị biến âm tuy rằng cùng nguồn gốc và cùng nghĩa.
        Truy nguyên ra nguồn gốc của những chữ và tiếng bị biến âm (như đã nói trên), người ta xếp những chữ biến âm được tính vần theo chữ nguyên thủy, nhưng không thể gọi là chính vận (vì khác spelling) mà gọi là thông vận nghĩa là tuy khác spelling nhưng chấp nhận là vần với nhau. Nếu nói theo ngôn ngữ luật pháp thì chính vận là luật lệ còn thông vận là án lệ hoặc tu chính án.

       Phần này dài dòng lắm, nói tóm tắt thì khó thông suốt hết, vì phải hiểu biết sơ sơ về ngôn ngữ học. Bây giờ chỉ nói sơ về phạm húy và biến âm do di dân.

       1. Phạm húy (tránh viết và nói tên vua chúa): thí dụ tên vua Tự Đức là Hồng Nhậm vì vậy phải cữ tiếng hồng và tiếng nhậm. Vua Tự Đức cũng có tên là Thì vì vậy phài cữ tiếng Thì.
     Do đó Hồng biến âm là Hường, Nhậm biến âm là Nhiệm, Thì biến âm là Thời.
   Từ đó ta thấy hồng nhan=hường nhan, má hồng=má hường, Ngô Thì Nhậm=Ngô Thời Nhiệm, thì giờ=thời giờ v.v...
     Chúa Nguyễn Phúc Nguyên tên Nguyên nên khi gặp chữ nguyên phải đọc là nguơn thí dụ rằm thượng nguơn, Nguơn Thỉ Tiên Ông v.v...
    Vua minh Mạng tên Đảm nên gặp chữ đảm phải đọc là đởm như đảm lược=đởm lược v.v...
     Chúa Nguyễn Hoàng tên Hoàng nên chữ hoàng phải đọc là huỳnh như lưu hoàng=lưu huỳnh v.v...
      Nhiều lắm ... như đường=đàng, trường=tràng, cát=kiết, long=luông an=yên, bình=bằng, mạng=mệnh, thanh=thinh, diên=duyên, đảm đang=đởm đương, cang thường=cương thường, tiêu dao=tiêu diêu, dao=diêu v.v... và v.v...

      2. Biến âm (do di dân): nhiều đợt di dân từ miền này qua miền nọ, tiếng nói bị pha trộn thành biến âm như tôi=tui, trời ơi=trùi ui, hết rồi=hết rùi v.v... và v.v...
 
Bởi vậy TTK mới thấy ơi vần với ui trong câu:
Túi rổng con
 ơi phải ngậm ngùi

Đại để thông vận là như vậy. Do đó chúng ta thấy có nhiều bài thơ các vần không giống nhau về spelling nhưng vẫn cho là "vần" với nhau theo thông vận.

       Tuy nhiên cũng có không ít người vì không nắm vững nguyên tắc cũng như nguồn gốc của thông vận (chữ nào cùng nguồn gốc với chữ nào) nên họ làm thơ bị lạc vận không ít.
        Vấn đề thông vận cũng nhiêu khê lắm. Chắc ăn nhất là chúng ta nên làm thơ chính vận hoặc thông vận gần (cận vận) mà không nên làm thơ thông vận xa (viễn vận).
            Về viễn vận có một vài chữ mà đọc lên ít ai chấp nhận.
      Thí dụ ông Nguyễn Kim là thái tổ của triều Nguyễn Gia Miêu ở nước ta (nước ta có hai triều đại nhà Nguyễn là Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu. Nguyễn Tây Sơn phát tích ở ấp Tây Sơn tỉnh Bình Định, Nguyễn Gia Miêu phát tích ở làng Gia Miêu tỉnh Thanh Hóa).
     Ông Nguyễn Kim tên Kim nên khi triều Tự Đức xử tử hình ông Cao Bá Quát can tội phản nghịch. Bạn Cao Bá Quát là Nguyễn Văn Siêu có làm bài thơ khóc Cao Bá Quát gặp chữ Kim phải biến âm thành Câm như sau:

        Ai điếu

Duy biên thiên sử bích thiên cầm
 
Nhất mộng du du nhất hảo âm
 
Sơn hải di tang hà sứ ẩn
 
Hương quan ly hận thử hồi thâm
 
Văn chương hữu mạng tương chung thủy
 
Thanh khí đồng bi tự cổ câm (kim
 
) 
Ngô đạo vị kham phân hiển bối
 
Âu y kỳ nãi sĩ lưu tâm
 

Phương Đình Nguyễn Văn Siêu

            Bản dịch:
 

Đàn còn bên vách sách bên màn
 
Một giấc ngàn thu bặt tiếng vang
 
Điên đảo non sông nhòa lối cũ
 
Âm thầm đất nước ngấm bi thương
 
Duyên văn đã kết đây cùng đó
 
Nghĩa cũ dù ai nhớ chẳng buồn
 
Đạo học tỏ mờ chưa dễ biết
 
Cửa người khép nép mãi sao đương (đang).

        Như bài thơ Thu Vịnh sau đây của Nguyễn Khuyến dùng thông vận. HTL đọc trên internet thấy có người đã phê bình ông Nguyễn Khuyến làm thơ sai (lạc vận):
Thu vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt
 hiu
Nước biếc trông chừng như khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào .
                    
Nguyễn Khuyến

Ghi chú: Trong sách có nói các đại danh gia thi sĩ cũng có người làm thơ sai luật thất đối phạm thi bịnh. Nhưng chúng ta không nên thấy họ là đại danh gia thi sĩ mà nghĩ rằng họ hoàn toàn đúng rồi bắt chước theo, rốt cuộc chúng ta cũng bị sai !

 

 

 

Tác giả BBTsưu tầm & giới thiệu