THÔNG BÁO

CHUC MUNG NAM MOI.jpg Chào mừng Năm mới 2024- Giáp Thìn 
Năm  2023  đã khép lại với bao thay đổi. Đất nước  ta cũng như toàn thế giới. và bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát cũng  lùi dần về quá khứ
ĐÔI ĐIỀU ĐÁNG LƯU Ý VỀ LUẬT THƠ ĐƯỜNG
09-12-2012
Chua Thay . Cau.bmp Xin giới thiệu một bài viết cùng tham khảo về cách làm thơ luật Đường

Như các bạn yêu thơ Đường đều đã biết, một bài Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú không chỉ đơn giản là thơ bảy chữ tám câu, mà nó còn phải thỏa mãn 6 qui luật chặt chẽ: 1-Niêm, 2-Luật, 3-Vận, 4-Đối, 5-Tiết Tấu, và 6-Bố Cục. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ chỉ lập lại 4 yếu tố đầu: NIÊM, LUẬT, VẬNĐỐI.

     1) Trước hết, NIÊM là gì? Ấy là các chữ thứ Hai (hay thứ Nhì) của các cặp câu 1-8, 2-3, 4-5, và 6-7 phải cùng thanh (Bằng hoặc Trắc)

     2) Thứ đến, LUẬT là gì? Ấy là luật điều tiết âm thanh theo chiều ngang trong một dòng thơ sao cho Bằng/Trắc hài hòa, nghĩa là bảo đảm được sự cân bằng của “đòn cân thanh điệu”, gồm các chữ thứ Hai, , và Sáu trong câu, bởi thế mà có yêu cầu Nhị Tứ Lục Phân Minh: Chữ thứ là tâm đối xứng của câu thơ bảy chữ, cũng là tâm đối xứng của đòn cân thanh điệu”, và luật thơ Đường đòi hỏi chữ thứ ấy phải khác thanh với hai chữ thứ Hai và thứ Sáu, tức là: nếu chữ thứ thanh Bằng, thì chữ thứ Hai và thứ Sáu phải là Trắc, và ngược lại, nếu chữ thứ thanh Trắc thì chữ thứ Hai và thứ Sáu phải là Bằng. Ngoài ra còn luật Nhất Tam Ngũ Bất Luận, là để một khoảng tương đối thoải mái cho người làm thơ; tuy vậy, riêng chữ thứ Năm, do yêu cầu hài hòa tự nhiên, phải khác thanh (Bằng/Trắc) với chữ thứ Bảy, mà chữ thứ Bảy thì thanh luôn cố định, nên thanh của chữ thứ Năm cũng mặc nhiên cố định theo.

     3) Còn thế nào là VẬN? Một bài bát cú có năm vần, là năm âm nguyên âm giống hoặc gần giống nhau ở các chữ thứ Bảy (tức chữ cuối cùng) của các câu 1-2-4-6-8. (Thơ Đường thường gieo vần Bằng; còn vần Trắc ít khi dùng, bị coi như không chính qui, và chủ yếu trong thơ Cổ Phong.)

     4) Và thế nào là ĐỐI? Các cặp câu Thực (3-4) và Luận (5-6) phải đối xứng nhau về 3 yếu tố: Thứ nhất - đối THANH (Bằng/Trắc); thứ nhì - đối TỰ LOẠI (Danh từ phải đối với Danh từ, Động từ với Động từ, Tính từ với Tính từ, Trạng từ với Trạng từ…, chứ không được đối lệch), và thứ ba - đối NGHĨA.  

     Mô hình của một bài thơ Đường thất ngôn bát cú xét về thanh (Bằng/Trắc) như sau:

     Mô hình 1: Bằng khởi cách (Chữ thứ Hai của câu thứ Nhấtthanh Bằng):

                         B B T T T B B

                         T T B B T T B

                         T T B B B T T

                         B B T T T B B

                         B B T T B B T

                         T T B B T T B

                         T T B B B T T

                         B B T T T B B   

     Mô hình 2: Trắc khởi cách (Chữ thứ Hai của câu thứ Nhấtthanh Trắc)

                         T T B B T T B

                         B B T T T B B

                         B B T T B B T

                         T T B B T T B

                         T T B B B T T

                         B B T T T B B

                         B B T T B B T

                         T T B B T T B

(Trong 2 mô hình, có sự lập lại về thanh điệu: Các câu 1-4-8 giống nhau; 2-6 giống nhau; 3-7 giống nhau.)

 

Dưới đây chúng tôi mạn phép góp ý về các trường hợp chưa chỉnh luật (thơ Đường), xét chủ yếu theo 2 yếu tố LUẬTĐỐI (và ngẫu nhiên cũng là 2 tiêu chí mà một số tác giả thường thiếu lưu ý), trong các bài Thất Ngôn Bát Cú Thuận Nghịch Độcthoduongdatviet.com đã đăng tải

Những trường hợp chưa chỉnh về LUẬT (Bằng/Trắc): Phần lớn là do các chữ thứ Nhất và thứ Ba trong các câu đọc xuôi (thuận độc) được gieo cùng thanh Bằng hoặc Trắc, do vậy khi đọc ngược (nghịch độc) sẽ tương ứng trở thành các chữ thứ Bảy và thứ Năm cùng thanh, tức là không chỉnh luật, thí dụ trong các bài sau:    

 

TÌNH XUÂN (Lưu ý: Xin bấm chuột vào tên bài thơ để vào đọc bài thơ liên hệ.)

Câu 1: Cành Mai dâng sắc nghĩa trao đời  khi nghịch độc sẽ thành câu 8: Đời trao nghĩa sắc dâng mai cành

Câu 3:Oanh Điểu” hoài mong tình múa nhảy     è         câu 6: Nhảy múa tình mong hoài “Điểu Oanh 

Câu 4: Ngư” nỗi nhớ ý xa bơi                          è         câu 5: Bơi xa ý nhớ nỗi “Ngư

Câu 5: Thanh thiên mây phủ không mờ biển           è         câu 4: Biển mờ không phủ mây thiên thanh

TIẾNG CUỐC VÀO HÈ

Câu 1: Vang xa nghe cuốc gọi vào hè  khi nghịch độc sẽ thành câu 8: Hè vào gọi cuốc nghe xa vang

Câu 3: Sang bến chờ ai ! sao chẳng thấy                è         câu 6: Thấy chẳng sao ai chờ bến sang     

Câu 4: Đến đò gọi bạn hỡi !  nào nghe                    è        câu 5: Nghe nào hỡi bạn gọi đò đến

Câu 6: Dịu dịu gió nghiêng đỡ bóng che                 è         câu 3: Che bóng đỡ nghiêng gió dịu dịu

Câu 7: Mang nặng duyên thơ tình luyến ái              è         câu 2: Ái luyến tình thơ duyên nặng mang

PHƯỢNG THẮM

Câu 1: Em nhớ còn anh đâu dễ quên           è         câu 8: Quên dễ đâu anh còn nhớ em

Câu 5: Êm ã thuyền mơ tình bến dưới          è         câu 4: Dưới bến thuyền mơ tìnhêm 

NỖI BƯỚC SANG ĐÔNG

Câu 5: Du khách thăm về ai  ngóng đợi       è         câu 4: Đợi ngóng ai về thăm khách du

Câu 6: Vãng lai viếng đến bạn chờ trông     è         câu 3: Trông chờ bạn đến viếng lai vãng 

KHỔ TẬN CAM LAI

Câu 1: Qua thời ta khổ tận ngày xưa            è        câu 8: Xưa ngày tận khổ ta thời qua

Câu 3: Da bủng beo lưng cơm lửng lửng      è        câu 6: Lửng lửng cơm lưng beo bủng da  

(Lưu ý: Với các chữ thứ Năm và thứ Bảy gieo cùng thanh Bằng hoặc Trắc, bài thơ sẽ trở thành Thơ Mới hay Thơ Hiện Đại bảy chữ, chứ không còn là Thơ Đường Luật.)  

 

Những trường hợp chưa chỉnh về ĐỐI (trong các cặp ThựcLuận), ngoại trừ bài NỖI BƯỚC SANG ĐÔNG ở các câu Luận (5-6):Dù cho cách trở hay ngăn suối / Nếu phải vì nhau cùng lội sông: cặp chữ “hay”/ “cùng” đều thanh Bằng - là ĐỐI THANH không chỉnh, còn lại, chủ yếu chỉ liên quan đến ĐỐI TỰ LOẠIĐỐI NGHĨA. Các thí dụ tiêu biểu có thể thấy ở các bài sau:  

 

ĐỢI NGƯỜI GIỮA CẢNH CHIỀU THU Câu 3-4: Ru chậm tiếng hò thơ khẽ giọng / Đón thầm hát khúc hoang đồng  và câu 5-6: Vu vi lệ nhớ tình xưa Hạ / Muộn rũ lòng buồn mộng trước Đông: Dù thuận độc hay nghịch độc, các cặp chữ “ru chậm”/ “đón thầm”, “vu vi”/ ”muộn rũ” không đối nghĩa; “tiếng”/ “”, “khẽ/ “hoang” không đối cả tự loại lẫn nghĩa.

XA TÌNH GIỮA ĐÊM Bài 1, câu 3-4: Tràn dâng lệ ứa thương duyên nợ / Thán oán tâm hoài xót ước mơ và câu 5-6: Tranh họa thức cùng ai nhớ nguyệt / Bướm hoa trông mãi gói sầu tơ: Các cặp chữ “tràn dâng”/ “thán oán”, “cùng ai”/ ”mãi gói” không đối cả tự loại lẫn nghĩa.Bài 2, câu 3-4: Thơ hoài khúc tiễn đêm ly biệt / Giọng đắng môi sầu lệ đến nhanh và câu 5-6: Tơ cuộn giấc chờ duyên gọi mãi / Mộng cuồng hồn vọng bước tìm quanh: Các cặp chữ “thơ hoài”/ “giọng đắng”, “khúc tiễn”/ ”môi sầu”, “đêm”/ ”lệ”, “ly biệt”/ ”đến nhanh”, “duyên”/ ”bước”, “mãi”/ ”quanh” không đối nghĩa.

SẦU GỬI MÙA ĐÔNG Bài 1, câu 3-4: Sương lạnh cõi tình đau đớn vọng / Giấc cô đêm mộng oán thầm mong và câu 5-6: Hương hoài lệ úa vừa sâu bóng / Bệnh đắm hồn xa khó mở lòng: Các cặp chữ “cõi tình”/ “đêm mộng”, “đau đớn vọng”/ ”oán thầm mong”, “hương”/ ”bệnh”,”hoài”/ ”đắm”, “vừa”/ ”khó”,”sâu bóng”/ ”mở lòng” không đối hoặc tự loại hoặc nghĩa. Bài 2, câu 3-4: Lòng ẩn tiếng sầu giăng khúc nhạc / Biển xa chiều nhớ vọng quê hương và câu 5-6: Mong chờ phút nguyện tâm đầy lệ / Đợi mãi hồn ai tóc vấy sương: Các cặp chữ “tiếng”/ “chiều”, “khúc nhạc”/ ”quê hương”, “chờ”/ ”mãi”, “phút”/ ”hồn”, “nguyện”/ ”ai” không đối hoặc tự loại hoặc nghĩa hoặc cả tự loại lẫn nghĩa.

TÌNH XUÂN Câu 3-4: “Oanh Điểu” hoài mong tình múa nhảy / “Lý Ngư” nỗi nhớ ý xa bơi và câu 5-6: Thanh thiên mây phủ không mờ biển / Bạch Nhật sương giăng vẫn sáng trời: Các cặp chữ “hoài”/ “nỗi”, “múa”/ ”xa” không đối cả tự loại lẫn nghĩa.

MẾN CẢNH YÊU NGƯỜI Câu 5-6: Rèm buông cửa vắng nhà im lặng / Bến rộn sông đưa sóng chuyển dời: Các cặp chữ “buông”/ “rộn”, “vắng”/ ”đưa” không đối cả tự loại lẫn nghĩa.

TIẾNG CUỐC VÀO HÈ Câu 5-6: Chan chan nắng đổ tầm cây dựa / Dịu dịu gió nghiêng đỡ bóng che: Cặp chữ “tầm”/ “đỡ” không đối cả tự loại lẫn nghĩa.

PHƯỢNG THẮM Câu 3-4: Thêm màu thuận nghịch ta gìn chữ / Gợi ý trao vần bạn nhớ tên: Các cặp chữ “thêm”/ “gợi”, “thuận nghịch”/ “trao vần” không đối cả tự loại lẫn nghĩa.

CẢNH THU Câu 3-4: U ám mây giăng mờ sớm tối / Mịt mù khói núi kín đêm ngày và câu 5-6: Ru lòng lữ khách ai nào biết / Xót dạ trông đò bạn có hay: Các cặp chữ “giăng”/ “núi”, “lữ khách”/ “trông đò” không đối cả tự loại lẫn nghĩa.

NỖI BƯỚC SANG ĐÔNG Câu 3-4: Du khách thăm về ai  ngóng đợi / Vãng lai viếng đến bạn chờ trông  và câu 5-6: Dù cho cách trở hay ngăn suối / Nếu phải vì nhau cùng lội sông: Các cặp chữ “du khách”/ “vãng lai”, “cách trở”/ “vì nhau” không đối cả tự loại lẫn nghĩa, đặc biệt cặp “hay”/ “cùng” hoàn toàn không đối cả thanh, lẫn tự loại, lẫn nghĩa.

KHỔ TẬN CAM LAI Câu 3-4: Da bủng beo lưng cơm lửng lửng / Dạ sầu bi sống kiếp lơ lơ và câu 5-6: Xa anh trận chiến từng đêm mộng / Nhớ chốn thi đàn lắm buổi ưa: Các cặp chữ “da”/ “dạ”, “bủng beo”/ “sầu bi”, “kiếp”/ “cơm”, “trận chiến”/ “thi đàn”, “đêm mộng”/ “buổi ưa” không đối nghĩa, và các cặp “lưng”/ “sống”, “anh”/ “chốn” không đối cả tự loại lẫn nghĩa.

 

Ngoài ra, ở đây còn một yếu tố khác chúng ta không nên không lưu ý: Các bài thơ tương tự như trên đều được làm với mục đích Thuận Nghịch Độc (nghĩa là để có thể đọc ngược); bởi vậy, ngoài việc đáp ứng toàn bộ 6 đòi hỏi cơ bản của thơ Đường - Niêm, Luật, Vận, Đối, Tiết Tấu, và Bố Cục - như đã đề cập ở trên, người viết còn cần lưu ý, bằng không, sẽ làm nảy sinh những kết hợp từ (tiếng Việt) mà khi đọc ngược sẽ trở nên vô nghĩa hoặc khiên cưỡng, thiếu thuyết phục, làm giảm giá trị của bài thơ. Những thí dụ dưới đây có thể là tiêu biểu:   

 

TÌNH XUÂN với câu 1 (cũng là câu 8): Cành mai dâng sắc nghĩa trao đời khi đọc ngược thành Đời trao nghĩa sắc dâng mai cành, hay KHỔ TẬN CAM LAI với câu 6: Nhớ chốn thi đàn lắm buổi ưa  khi đọc ngược thành Ưa buổi lắm đàn thi chốn nhớ, và câu 8: Tha hồ quý bạn đến người đưa - thành Đưa người đến bạn quý hồ tha, phải chăng nghe rất chông chênh về ngữ nghĩa?

 

Người ta có thể cho là nên châm chước, chứ không nên quá đòi hỏi, đối với loại thơ Thuận Nghịch Độc này? Tuy nhiên, bản chất thơ Đường Luật nói chung ngay từ đầu đã là “đòi hỏi”, “khắt khe”, và “tinh tế”; cũng chính vì vậy nó thách đố người viết, và cũng chính vì “thách đố” như vậy mà người viết mới có thể “khoan khoái” khi hoàn thành một tác phẩm, còn người đọc cũng có thể “thích thú” khi thưởng thức nó. (Hơn thế nữa, nói đến những “cầm”, “kỳ”, “thi”, “họa”, “trà”, “tửu”,… của người xưa, có ngón nào là “dễ tính”?) Riêng đối với tác giả các câu thơ đã dẫn, họ cho thấy lòng yêu thích không chỉ dành cho Thơ Đường, mà còn đặc biệt cho Thơ Đường Thuận Nghịch Độc, đến độ đã bỏ không ít thời gian cùng công sức thực hiện nó, phải chăng chúng ta nên hết lòng tán thưởng, cũng như có quyền kỳ vọng ở họ thêm một chút ít nỗ lực nữa, để hoàn thiện những đứa con tinh thần đáng quý của mình?

 

 

PIERRE BÙI

(Th.S. TESOL, Equest Academy, 116 Cống Quỳnh, Q.1, tpHC

Email: buihoangvi@gmail.com

(Có tham khảo THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG, Chương 5 -“Thể Loại và Kết Cấu”, Nguyễn thị Bích Hải, NXB Thuận Hóa, Huề -1995)

 

Tác giả BBT sưu tầm và giới thiệu