Cũng như phong trào sáng tác thơ Đường cả nước, thơ Đường Hà Nội cũng đang có những khởi sắc cả về diện rộng và chiều sâu .
Hơn một trăm cây viết thường có mặt trên các thi phẩm: Bút Xưa, Thắp sáng Đường thi,Thơ Đường Quê lụa, thơ Đường Hà Nội 1, 2, 3 … còn có cả một đội quân yêu thích, cũng sáng tác thơ Đường ở từng thôn làng, ngõ xóm , phường xã trong toàn Thành phố. Trong đội ngũ đông đảo ấy nếu ở bài viết này sẽ không đầy đủ nếu chúng ta không đề cập tới những “ bóng hồng” trong làng thơ Đường hiện taị trên mảnh đất Quê Lụa – Xứ Đoài – Thăng Long, Hà Nội
Thế kỷ 18 – 19 một nữ sỹ Hồ Xuân Hương đã làm bừng sáng cả vùng trời thơ Đường – Nôm và bà được tôn danh là Bà chúa thơ Nôm cho tới hôm nay và mãi mãi về sau .
Bà Huyện Thanh quan với bài “ Qua đèo Ngang” , “Thăng Long Hoài cổ “cũng đã trở thành một áng thơ văn bất hủ .
Thế kỷ 20 nổi lên nữ sỹ Ngân Giang, nữ sỹ Thuận Bằng .v..v cũng tiếp nối được nguồn thi ca “bác học’’ mà ông cha chúng ta để lại .
Và bước sang thế kỷ 21 gương mặt nữ trong phong trào thơ Đường cũng mới chỉ chiếm một tỷ lệ ít ỏi. Từ Nam ra Bắc hoặc ngay cả mảnh đất miền Trung – nơi giàu truyền thống thi ca, gương mặt thơ nữ có trong các thi phẩm : Bút Xưa, Thắp sáng Đường thi … cũng mới chỉ là hàng vài chục. Đội ngũ thì chưa đông nhưng các bà các chị đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong dòng thi ca Đường luật theo chiều dài năm tháng .
Còn ở Hà Nội, mảnh đất hào hoa nơi chứa đựng nét văn hoá xứ Đoài , văn hóa Thăng Long, cũng mới di dưỡng được con số hàng chục. Các bà, các chị yêu thích thơ Đường hoà nhập vào sự bừng dậy của nền thơ Đường Việt Nam mà sáng tác .
Quan sát cũng chưa được kỹ càng lắm, một nét chung là các bà, các chị đều không phải là những sinh viên khoa văn nọ, đại học kia, mà hầu hết là những Cán bộ , bộ đội, công nhân, nông dân. Hiếm hoi mới có một số chị là nhà giáo . Tuổi đời phần lớn đã ở thế hệ U5, U6 trở lên . Cá biệt có chị Thu Hà - một cô giáo đang dạy toán của trường làng là còn trẻ. Có Kim Tuyên đang sinh sống tại Thủ đô nhưng có duyên với thơ Đường đang ở độ tuổi ngũ tuần .
Số lượng tham gia chưa cân xứng với tiềm năng nhưng các bà, các chị đã trình làng nhiều sáng tác có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật .
Tình yêu quê hương, đất nước, ngợi ca các vị anh hùng dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên là chủ đề đậm nét trong những dòng thơ của các bà, các chị :
“ Hùng thiêng đọng lại lời non nớc. Linh diệu vang dền tiếng núi sông”
( Về đất Tổ – thơ Linh Lâm )
Cái tình cảm hướng về cội nguồn đất Tổ cháy bỏng trong tâm khảm người dân đất Việt, nhưng bằng những vần thơ Linh Lâm đã khắc hoạ lại rõ nét để lại dư âm trong lòng bạn đọc. Khi về thăm Đình Bảng nhà giáo Thu Hà được về với mảnh đất “ Bát Đế Lý Triều” cũng từ lòng yêu quê hơng, đất nước mà reo lên:
“ Dương Lôi linh đại ghi công mẹ . Cổ Pháp chùa thiêng nhớ đạo thầy .”
( Thăm Đinh bảng – thơ Thu Hà )
Từ tình yêu quê hương đất nước đã kết tinh thành sức mạnh dân tộc qua các thời kỳ thăng trầm lịch sử. Các bà , các chị hướng tâm về các vị anh hùng dân tộc , hướng về những trận quyết chiến hào hùng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược :
“Đoạt gíao Chương Dương ngời sử đỏ . Cầm hồ Hàm Tử thắm thi ca .”
( Sông Hồng – thơ Kim Tuyên )
Nhà giáo Phương Lan ( Thạch Thất ) có bài “Tạc tượng Bà” để thổ lộ sự kính phục , đồng cảm chia sẻ tâm tư với nhà giáo Triều Lê bà Nguyện Thị Lộ
“Tôn vinh nghiệp giáo cùng sông núi . Tỏ rõ lòng trung với nước nhà .”
Cũng với tấm lòng ngưỡng mộ kính phục các bậc tiền nhân Người mà chị Nguyễn Thị Tâm nhắc đến trong dòng thơ “ Lấp lánh sao khuê toả bốn phương” là Quan Phục hầu Nguyễn Trãi. Chị Trung Thị Châu ( Hoài Đức) khi thăm Côn Sơn đã viết :
“ Sao khuê toả sáng lu muôn thuở , Chính nghĩa ngàn năm mãi sáng ngời .”
Tự sự chiêm nghiệm qua dòng lịch sử, lòng yêu quê hương đã dẫn dắt các bà, các chị tới đỉnh cao lòng tự hào dân tộc , đỉnh cao của lòng yêu nước mỗi khi có hoạ xâm lăng, sức mạnh đoàn kết dân tộc có thể san núi, lấp sông để bảo vệ đất nớc:
“ Muôn dân một chí thừa san núi. Trăm họ đồng lòng đủ lấp sông .”
( Vinh quang Đát Việt – thơ Linh Lâm )
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc hăn không ai không nhớ tới Thăng Long- Thủ đô ngàn năm Văn hiến của đất Việt. Vừa có chiều dày văn hoá, lịch sử, lại chồng chất những chiến công, và cũng là nơi sản sinh, di dưỡng nhiều nhân tài đất nớc
“ Tứ trấn ngàn năm ngăn địch hoạ . Năm ô , muôn thuở đón anh tài.”
( Thăng Long đất Việt – thơ Kim Dung)
Và cho tới thời đại ngày nay – Thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta có Đảng lãnh đạo, thơ cuả các bà , các chị cũng đã minh hoạ được công lao trời biển của Bác Hồ, vai trò tiên phong của Đảng trong lịch sử:
“ Độc lập, tự cường dân nhớ Đảng. Ấm no , giàu mạnh Đảng vì dân .”
( Mừng Đảng – thơ Linh Lâm )
Từ một nhân sinh quan thơì đại mới, thời đại đất nước đang chuyển mình hội nhập cùng bốn biển năm châu . Với ước muốn dân giàu nước mạnh trong bầu không khí giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam , các bà , các chị đã hướng ngòi bút của mình vào ca ngợi những cảnh đẹp thiên nhiên trên quê hương và toàn đất nước , gắn những cái cổ tích ngày xa vơí những cái mới hôm nay :
“Lung linh cổ tích thành xa tặng. Rộn rã thơng trờng phố mới trao.”
( Những ngôi sao thành Sơn – thơ Hoàng Yến )
Vẫn từ cái mạch thơ ấy ngòi bút của Nguyễn Thị Vấn lại nói tới một không khí tấp nập vui tơi đầy tình nghĩa của vùng Tây Bắc:
“ Đêm trăng đón gọi người lên bản . Ngày hội xuân sang khách tới làng “
( Mùa xuân Tây Bắc – thơ Nguyễn Thị Vấn )
Trên quê hương Hà Tây cũ, đất Hương Sơn , Chùa Thầy , miền Tây phương Cực lạc, chùa Trăm Gian ..vv. là những địa chỉ mời gọi tao nhân mặc khách tới thăm, hành hương tới những miền có nhiều di tích văn hoá ngàn đời cha ông để lại, được các bà các chị “ tức cảnh sinh tình” với nhiều nét mảnh mai, thanh xuân như người thôn nữ:
“ Thung Mơ, Yến Vỹ đầy thơ mộng. Hang động chùa Am đẹp tuyệt trần .”
( Giã từ Bến Đục – thơ Bích Hữu )
Hay :“ Suối Yến nước xanh vờn cánh sóng. Thung Mơ hoa trắng đọng hới sương.”
( Chùa Hương – thơ Bích Hữu )
Ví như cảnh song Mây, thác Bạc dưới chân Tam Đảo cũng được các bà các chị vẽ lên như những nàng tiên nữ :
“ Ai mang lụa bạch tới giăng đầy . Sông trắng bồng bềnh tiên nữ bay.”
( Sông Mây , thác Bạc – thơ Tâm Thái Hồ )
Quả là kỳ diệu dưới ngọn bút của những “ bóng hồng “, cảnh đẹp của quê hương đất nước đã đựơc vẽ lên lung linh huyền ảo, không có chút gì uẩn khúc. Nó trong sáng, giúp lòng người thảnh thơi, say sưa mà đứng ngắm nhìn. Dù đó là mùa đông, mùa hè hay mùa thu, hồn quê hương vẫn dâng tràn những tình , những ý :
“ Thu trải trăng vàng say bên đợi .Đông tràn gió tím xuống sông trôi .”
( Bốn mùa – thơ Mai Hồng )
Chúng ta thường nói “ Thơ không có tuổi” và tình yêu mãi mãi không già. Điều đó thể hiện trong thơ của các bà , các chị thật là uyển chuyên, Tình yêu con người , tình yêu đôi lứa trong thơ vẫn luôn giữ nguyên như độ xuân thì , vẫn e ấp, ngại ngùng khi nhắc tới :
“ Không dám bước chân xuông mạn thuyền . Sợ lòng vương vấn sóng chuân chuyên .”
Ngại ngùng để đo đắn , rồi tình yêu vẫn đi tới tình yêu để yêu thầm nhớ vụng
“ Nô nức đò neo xin chớ ngại ngùng . Đò thầm thương , khách cũng thầm thương .”
( Ngại ngùng – Thơ Hạnh Nguyên)
Tình người , tình yêu là đề tài muôn thuở của các bậc thi nhân, không phải chỉ là của riêng các bà , các chị. Nhưng thơ của các bà các chị nói về tình yêu không xô bồ, không lộ liễu mà luôn tìm được những cái cớ đê vin vào , để nói hộ lòng mình:
“ Tơ lòng níu nặng bao thương nhớ . Nhớ bạn khơi sâu nỗi đợi chờ .”
( Xuân về – thơ Lê Minh Thoả )
Hay : “ Sông Hương em đợi anh chiều tím. Ngong bóng ngời xa bến ngẩn ngơ .”
( Huế – Thơ Phạm Thị Huệ )
Tình yêu trong thơ các bà các chị còn có sự liên tưởng tinh tế diệu kỳ:
“ Qua cầu thấy liễu mơ ngời ngọc. Đến bến gặp thuyền trong dáng thơ .”
( Vương chút tơ - Thơ Kim Dung )
Và còn rát nhiều áng thơ khắc hoạ tình yêu , khắc họa những nỗi niềm trăn trở. ước vọng tình yêu xuất phát từ nhiều điểm . Chỉ một cái thoáng nhìn, một bóng lướt qua cũng đủ rung động những trái tim có tình, có ý :
“ Thon thon chân ngọc nghiêng ngiêng dáng. Uyển chuyển lưng ong sóng sánh hình.”
(Gánh nước đêm – thơ Thu Hà )
Qua thơ để tự sự cũng là một mảng lớn được các bà , các chị giãi bày qua nhiều bài thơ , những tâm sự về cuộc đời lại rất, rất phù hợp với thể loại thơ Đường . Vì vậy những dòng thơ tự sự về cuộc đời thăng trầm, hoan lộ được bày tỏ hầu hết trong các thi phẩm “ Bút xưa – 6 tập . Thắp sáng Đường thi – 3 tập . Thơ Đường Quê Lụa – 6 tập , thơ Đường Hà Nội 3 tập ...
Lời tự sự đầu tiên mà không ai hề quên là về công cha nghĩa mẹ nuôi dạy mình nên người :
“ Âm thầm sắc toả sâu tình mẹ . Lặng lẽ hương đưa nặng nghĩa cha .”
(Tình Cha mẹ – thơ Mai Hồng )
Khi được thừa hưởng cái nhân cái đức của đất trời, cái chịu thương , chịu khó từ cha mẹ, người phụ nữ trong các bà , các chị cũng đã khẳng định rõ cái công cha nghĩa mẹ :
Chữ nhân , chữ đức cha thường dặn. Chịu khó, chịu thương mẹ vẫn dăn.”
(Thụ lộc đời – thơ Hoàng Yến)
Từ tình nghĩa cha mẹ ăn sâu vào lòng mình, các chị , các bà còn muốn truyền lưu caí nghiã nhân ấy cho con cái :
“ Tu nhân tích đức nên người tốt . Nối gót gia tỉên giữ đạo nhà .”
( Khuyên con dâu – thơ Đỗ Thị Hằng).
Dòng thơ tự sự của các bà, các chị thật đa dạng, những cũng thật trữ tình . Không u uẩn mà tươi sắc, không sướt mướt mà nặng sâu, không phô trương mà rất khép kín dịu dàng :
“Lòng buồn đôi ngả đong sao hết . Dạ nhớ muôn phương những hẹn ngày .”
( Chia tay – thơ Phạm Thi Huệ )
Hay : “ Vú sữa – vườn em chớ ngắm xem .
Muốn ...? phải được thuận tình em .”
( Quả Vú sữa – thơ Linh Lâm )
Thật trẻ trung, thật kín đáo, thật kiêu sa, mà vẫn giữ được sự kết dính thân mật để tỏ tình, nên duyên đôi lứa .
Tự sự dòng đời, tự sự tình duyên, sâu lắng, phải kể đến thơ của bà Tú Uyên :
“ Con người như thể đoá phù dung “
( Nhân sinh – Thơ Tú Uyên ) .
Bà nói về niềm băng giá của một chút cõi lòng nhưng phần hậu giải bà lại gieo :
“ Đón anh một ánh bình minh đẹp . Thắm lại tình em, thắm lại hồn .”
( Niềm băng giá - thơ Tố Uyên ).
Năm nay Bà đã về với tổ tiên . Thơ bà nói về niềm băng giá trong cuộc đời, nhưng vẫn thấy một bình minh đẹp, quả là tài tình và hàm xúc.
Dòng thơ tự sự thật lắm ngọn nguồn và nhiều tâm sự nhưng chung quy đều nhằm tới một góc địa đàng sâu thẳm trong môĩ con người. Nó khát khao, nó mong đợi nhưng lại luôn hướng về một đỉnh nhân tình :
Trầm ngâm hồn cẩm tú
Xao xuyến mộng thiên thai .”
( Say – thơ Mai Hồng )
Trong tình yêu dù có mong đợi, dù có thơ thẩn một mình thì đang yêu vẫn trần đầy hy vọng:
“ Heo may xào xạc lá thu rơi
Một cánh chim bay lặn cuối trời
Viễn khách tìm về nơi bên đợi
Mình ai thơ thẩn nhặt thu rơi.”
(Nhặt thu rơi – thơ Mai Tuyết Nghĩa)
Và có lúc tình yêu phải hy sinh cho sự nghiệp chung của dân tộc, nhưng trong tâm can các chị , các bà vẫn tràn đầy hy vọng :
“ Anh đi chầm chạp bên cây nạng .
Tình đọng trong em vẫn tràn đầy.”
( Tình ta – thơ Lê Minh Thoả )
Quả là chan chứa một tình yêu thánh thiện của người phụ nữ Việt nam.
Tình yêu muôn thuở trong thơ Đường lúc ẩn, lúc hiện nhưng các chị, các bà vẫn khéo léo vẽ lên một miền hạnh phúc dạt dào:
Giọt sương nũng nịu đu tàu lá .
Làn gió tần ngần nở cánh hoa .”
( Khoảng khắc – thơ Thu Hà )
Thật là một sự trao gửi đầy duyên dáng .
Xuất phát từ sự ngưỡng mộ và yêu thích thơ Đường cũng như tất cả các thành viên trong sân chơi, các bà , các chị đều tuân thủ một nền nếp hào hoa phong nhã trong sáng tác .
Những ý , những tình trong thơ đều trào dâng một tình yêu quê hương , đất nước thiết tha ; Sự ngưỡng mộ sâu sắc các vị anh hùng dân tộc, những danh nhân văn hoá, tới Đảng và Bác Hồ ; Ca ngợi cảnh đẹp quê hương thì hết sức tinh tế, hữu tình ; Nói về tình yêu thì da diết thuỷ chung; Tự sự bản thân hay nhân tình thế thái đều khúc chiết và có hậu .
Không được qua trường lớp chỉ bằng tinh yêu và ngưỡng mộ vốn văn hoá cổ truyền của ông cha để lại các bà , các chị làm thơ Đường , yêu thích thơ Đường. Trong thi pháp phần tiền giải và cả phần hậu giải đều mở ra sáng sủa và kết lại lắng đọng có hồn . Niêm luật , vần điệu toàn bài , đối ngẫu của cặp thực và cặp luận đều để lại một dáng dấp nghệ thuật chỉn chu , không khiên cưỡng. Tuy vậy để có những áng thơ hay, những bài thơ để đời như Bà chúa thơ nôm , như Bà huyện Thanh Quan thì chắc chắn các bà các chị còn phải lao tâm khổ tứ nhiều hơn nữa .
Với một khối lượng thơ, một đội ngũ làm thơ Đường không lớn nhưng các bà , các chị đã khắc hoạ một dấu ấn khó phai mờ trên thi đàn thơ Đường vừa “ bác học” vừa dân dã, gây được nhiều thiện cảm với bạn đọc xa gần , khắng định một chỗ đứng tương đối vững vàng và ngày càng có xu thế phát triển trong phong trào thơ Đường cả nước cũng nh trên mảnh đất Thăng Long Hà Nội và quê lụa Xứ Đoài.
Chúc các bà, các chị gặt hái thành công.
“ Vài lời xanh chín xin dâng trọn .
Một chút cảm thông… được giãi bày”./
Xin chân thành cảm ơn !
ĐT. CLB thơ Đường Hà Nội
ĐT: 3842 811 . DĐ: 0912 503 076