Hai ngày 18 và 19 tháng 3 năm
2016, tại Hội trường khách sạn T20 Quân khu 5 Thành phố Đà Nẵng đã diễn ra ngày
hội thơ Đường luật toàn quốc lần thứ 11. Và kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng
thành phố Đà Nẵng. Một lần nữa khẳng định
sức sống mãnh liệt của thể loại thơ mà từ hàng ngàn năm nay cha ông chúng ta
coi như thể thơ “bác học” nay được cháu con quần chúng hóa để mọi lứa tuổi, mọi
thành phần có thể sáng tác được thơ Đường luật. Từ tiến sỹ, kỹ sư, cử nhân, tới
người nông dân chân lấm tay bùn, hay chạy chợ kiếm sống... rảnh rơi là có thể
cầm bút để sáng tác thơ luật Đường. Vì vậy về Ngày thơ luật Đường toàn quốc lần
thứ 11 năm 2016 có tới gần sáu trăm hội viên từ 67 Chi hội cơ sở toàn quốc về
dự.
Ngày hội thơ được đón tiếp nhiều vị khách
quý từ TW và nhất là Thành phố Đà Nẵng,
các phóng viên đài báo TW và địa phương với tấm lòng trọng thị của Ban tổ chức.
Được sự nhất trí của Thành ủy và Ủy ban
Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa TT, Trung tâm văn hóa Thành phố Đà nẵng
cùng với Ban chấp hành Hội thơ Đường luật Việt Nam, Chi hội thơ luật Đường Đà
Nẵng, Ban quản lý Khách sạn T 20, đã
chung vai giúp sức tạo lên một thành công tốt đẹp cho Ngày Hội thơ luật Đường.
Đêm 18 /3 nhiều bài thơ Đường của các Chi
hội được trình bày và trình diễn, làm cho sân khấu, hội trường tấp nập, náo
nức. Bài thơ “Hoài niệm thời gieo hạt” của Thầy giáo về hưu Đỗ Văn Hương thuộc
Chi hội Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, do người vợ, người bạn thơ của ông trình
bày khiến hội trường hết sức cảm động bởi vì một lẽ ông bị lòa đôi mắt trước
khi nghỉ hưu. Vậy mà hai vợ chồng ông dìu dắt nhau vượt trên nửa ngàn cây số để
cùng về dự ngày hội. Nhiều bạn thơ đã ùa lên sân khấu tặng hoa chia sẻ cùng hai
vợ chồng ông.
Trước
khai mạc Ngày hội đoàn đạị biểu đại diện các Chi hội và Ban chấp hành Hội đã
tới dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Quân khu 5 để báo cáo với Bác
, với nhà thơ luật Đường nổi tiếng về phong trào bảo tồn, nghiên cứu và phát
huy dòng thơ đã gắn liên với sự nghiệp đấu tranh giữ nước và xây dựng nước.
Bài khai mạc của giáo sư Hoàng Chương Tổng
Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy
văn hóa dân tộc Việt Nam -
Chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam đã làm cho khán phòng rạo rực, tự
hào mình là những ngươì yêu thơ, và biết làm thơ luật Đường di sản quý giá
của cha ông để lại.
Hội trường còn được nghe nhiều ý kiến phát biểu của Đại diện Ban tuyên
giáo, của Hội VHNT thành phố Đà Nẵng, nghe lời giới thiệu tập thơ thứ 11 “Thơ
Đường luật Việt Nam”
và nhiều ý kiến khác .
Ngày hội đã biểu dương nhiều đơn vị tập
thể và các nhân trong năm qua có nhiều thành tích đóng góp cho phong trào. Đặc
biệt ông Tổng giám đốc Trung NCBT và phát huy Văn hóa dân tộc, Chủ tịch Hội thơ
đã ký bằng khen và giấy khen cho 6 tập
thể và 16 cá nhân hội viên có thành tích nổi bật .
Kết thúc Ngày hội trước sự chứng kiến
của Chủ tịch Hội và Ban chấp hành, Chi hội Đà Nẵng đã bàn giao cờ luân lưu tổ
chức Ngày hội thơ luật Đường lần thứ 12 cho Chi hội tỉnh Nghệ An vào năm 2017.
11giờ 30 ngày 19/3 lễ hội đã bế mạc
và đón nhận sự thành công tốt đẹp.
Theo thơduongdatviet