THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


MÙA XUÂN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT
14-02-2018
70.jpg Xin được giới thiệu

Cứ mỗi năm, hễ mùa xuân đến là trăm hoa đua nở xòe cánh chào năm mới, con người và vạn vật đều vui tươi sáng khoái, được sưởi những hạt nắng xuân dịu dàng ấp áp sau bao ngày lạnh lẽo, heo may của mùa đông ảm đạm. Mùa xuân là mùa trẩy hội của dân tộc và cũng là mùa của tình yêu đôi lứa, mùa chim muông làm tổ, và là mùa sáng tác của các nhà thi sĩ.

Từ xưa khi nhà thơ Chế Lan Viên còn là tuổi thanh niên, ông đã viết những câu thơ nói lên nỗi lòng mình trước cảnh xuân:

“Ai biết hồn tôi say mộng ảo

Ý thu góp lại cảnh tình xuân

Có đứa trẻ thơ không biết khóc

Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran”

   Vào dịp tết Nguyên Tiêu năm 1948, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết bài thơ xuân hết sức hấp dẫn và trở thành một áng thơ xuân tuyệt tác

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

 Xuân giang xuân thủy, tiết xuân liên

Yên ba thâm sứ đàm quân sự

Dạ bám qui lai nguyệt mãn thuyên”

  Baì thơ mang cả thời gian, không gian, mang tính đặc thù của mùa xuân tới: Có sông xuân, có bầu trời xuân…đêm xuân trăng thanh gió mát, ngồi trên thuyền, Bác Hồ cùng  các cán bộ chủ chốt bàn việc  quân , việc cách mạng.

Trong bài thơ Ngày xuân và hoa đào nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát có viết:

“Xin chớ phá càn hơi bảo giông

Hoa đào sao thiếu được ngày xuân

Ba mùa dằng dặc trong thương nhớ

Để một ngày xuân mới được gần”

Dưới lớp ngôn từ lặng lẽ, nhà thơ muốn nói với ta về sức mạnh của cây cối sẽ đâm chồi nẩy nụ khi có mùa xuân đến. Tôi còn nhớ đầu năm 1968, khi quân dân ta đánh to thắng lớn ở miền Nam với niềm vui khôn xiết trước chiến công đó Bác Hồ đã viết:

“Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn

 Một năm là cả bốn mùa xuân”

Những  cụm từ “cả 4 mùa xuân” là Bác mong muốn cho nhân dân mãi mãi tươi vui hạnh phúc. Đó là tấm lòng, là đạo đức cao quý của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Tin thắng trận của quân dân ta được truyền đi trong cả nước. với tràn đầy tin  ở kháng chiên trong bài “Xuân 68” Bác viết:

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

 Thắng trận tin vui khắp nước nhà

 Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

 Tiến lên toàn thắng ắt về ta”

Mỗi lần tết đến xuân về mọi người dân Việt Nam đều đón xuân, đặc biệt là những đêm xuân rằm mộng mỵ. Trong những bước thăng trầm của cách mạng, nhiều sự việc gắn với rằm xuân như một sự ân tình thánh thiện. Nói về thơ Bác với xuân rằm, nhà thơ Bùi Chí Thành đã viết:

“Rằm xuân tươi đẹp ánh trăng tròn

Thơ Bác nặng tình với nước non

Việt Bắc núi rừng bừng cảnh sắc

Con thuyền cách mạng tấm lòng son”

Xuân về mọi vật đều bừng sáng, cỏ cây mừng đón mà nở hoa. Nhà thơ Chế Lan Viên lại nói xuân đến hoa vui quá mà cười tủm tỉm “hoa đào mím miệng đón xuân tươi”. Xuân tỏa ánh hào quang, tạo dáng cho muôn cảnh vật phát triển. Bằng xúc cảm trước một mùa xuân tràn sức sống, Tố Hữu đã viết:

“Như nghìn năm đẹp nét xuân xưa

Bỗng tỏa gương trong sạch bụi mờ

Xuân mới đơn sơ đằm thắm vậy

Căng đầy sức dậy, dáng non tơ”

Mùa xuân dưới ngòi bút uyên thâm của nhà thơ Tố Hữu thật tươi sáng man mác hương đời.

Mùa xuân huyền diệu tuyệt vời, xuân lặng lẽ êm đềm sưởi ấm cho người chiến sĩ trên các mặt trận. Xuân quấn quýt với anh bộ đội cụ Hồ. Những ngày bên cánh sóng phòng không , nhà tùy viên quân sự - nhà thơ Đinh Nho Hồng đã tỏ tâm trạng hân hoan dào dạt khi xuân về trên cánh sóng. Với bút pháp Đường thi nhuần nhuyễn, sắc sảo của mình, ông viết:

“Xuân về cánh sóng cũng vui theo

Trợ lý nghinh xuân hát tấu chèo

Mồng một ra - đa mừng tết múa

Giao thừa điện thoại đón xuân reo.

Mùa xuân cũng thật thấm duyên với Đảng, với cách mạng:

“Mừng vui tình Đảng đẹp vô ngần

Đảng được ra đời giữa tiết xuân”

Năm 1975, dân tộc ta, quân đội ta đã làm nên một mùa xuân lịch sử:

“Chiến thắng mùa xuân rợp đât trời

Tháng tư lịch sử chẳng nào nguôi”

Có ánh hào quang của sắc xuân, cây cối xum xuê ra hoa kết trái. Xuân tạo dáng cho cảnh vật và cho xã hội phát triển. Với lòng xúc cảm trước một mùa xuân tràn ngập bao la, nhà thơ Trần Y Nhuận đã gửi tâm hồn mình vào bút xuân, nói về quê hương mình :

“ Xuân mở rộng đường bao dự án

 Xuân chào Hà Tĩnh rộn bài ca”

Xuân về, từ cái vô hình của trời đất bao la đến những hình ảnh cụ thể của cảnh vật quê hương yêu dấu được giao hòa trên ngọn bút Đường thi của nhà thơ Nguyễn Tiến Chưởng:

“Sáng xuân rộn rã tiếng chim vườn

 Cảnh vật giao hòa thơm ngát hương

 Liễu biếc buông tơ hồ gợn sóng

Mai vàng nở nụ nắng lồng gương”

Những ngôn từ mượt mà gợi cảm của nhà thơ Nguyễn Tiến Chưởng cứ theo dòng chảy của tứ thơ, làm tăng thêm sự huyền diệu của sắc xuân.

Đất nước vào xuân, Hà Tĩnh quý yêu cũng đón xuân về. Biết bao hình ảnh thân thiết của dòng sông, con nước quê hương lại được xuất hiện và đi vào lòng người như một sự tri ân. Với ngòi bút điêu luyện của mình, nhà thơ Dương Xuân Thâu đã biểu thị:

“Sông La sóng vỗ rộn ràng xuân

Hồng Lĩnh thông reo vọng tiếng ngần”.

   Trên trang “ Thoduongdatviet.com” của Hội thơ Đường luật Việt Nam đón xuân Mậu Tuất cũng có bài thơ “‘Xuân về” nặng trĩu tình quê hương đất nước. Từ thành thị tới nông thôn, xuân về đều khởi sắc và nhất là niềm tin của nhân dân với Đảng đã vẹn câu thề để chuyển vận vào thời ký đất nước đổi mới và tiếp tục đổi mới

         ” Non sông chuyển vận đón xuân về

           Mậu Tuất hoa, cờ đẹp phố quê

           Thành thị, nông thôn đều khởi sắc

           Niềm tin với Đảng vẹn câu thề” .

    Còn biết bao thi nhân cũng có những áng thơ Đường tuyệt tác viết về mùa xuân. từ cổ xưa tới nay. Nhưng với bút lực hạn hẹp làm sao chuyển tải hết những nét diễm kiều, tráng lệ của mùa xuân ...

       Ơi ! Mùa xuân: Xuân đất nước, xuân quê hương, xuân trong buồng tim,  khối óc, xuân ngoài cửa sổ …. Tất cả đều một màu xuân hồng. Sắc xuân luôn tỏa ra một hơi ấm bao la trùm vũ trụ, trùm lên quê hương đất nước, sau cái đông tàn lạnh giá. Xuân về như “ Xuân tỏa gương trong sạch bụi mờ./căng đầy sức sống dáng non tơ”.

       Xuân luôn lung linh huyền diệu tràn trề sức sống trên các ngọn bút Đường thi, và mãi mãi neo đậu trong lòng người dân Việt.

                                                                                       Nguyễn Thị Thực

                                                                            CH Nguyễn Trãi , Hà Nội

Tác giả BBT