Một dấu mốc mới trên con đường
hoạt động Câu lạc bộ
Tiếp theo
"Quốc Oai thi tập III" Chi
Nhánh thơ Đường Quốc Oai
( thuộc CLB
thơ Đường luật Hà Nội) năm nay ra mắt bạn đọc "Quốc Oai thi tập IV".Các tác giả trong tập thơ đều là những
hội viên trong Chiếu thơ Đường Quốc Oai và bạn thơ ở huyện khác như Hoài Đức,
Chương Mỹ.
Đây là những
khúc tâm sự của các cựu chiến binh đã từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cán bộ đã nghỉ hưu, những quân nhân đã hoàn
thành nhiệm vụ, những người nông dân lao động sản xuất...
Tất cả đều là
những tác giả có nhiều tác phẩm đã in chung hoặc riêng ở các nhà xuất bản. Đã
được đăng tải tên các báo địa phương và trung ương.
Ấn phẩm "Quốc Oai thi tập IV" này dày
hơn 182 trang của 22 tác giả với 342 bài thơ gồm nhiều đề tài phong phú và đa
dạng, nội dung là những nỗi niềm tâm tư, cảm xúc tình yêu quê hương, yêu tổ
quốc, ước vọng trong cuộc sống của từng tác giả.
Xin được giới thiệu chân dung và tác phẩm
của các hội viên trong ấn phẩm "Quốc
Oai thi tập IV" này.
Tác giả Nguyễn Nho Trụ. Là người cao tuổi nhất trong tâp thơ này Năm nay
tác giả 83 tuổi. Thơ của anh mộc mạc, dung dị đời thường. Lời thơ chân thật,
không hoa mỹ. Tuổi đã cao nhưng tâm hồn tác giả vẫn còn trẻ trung và yêu đời :
“Anh xuống vườn xuân gặp Thúy Quỳnh
Hào hoa, đằm thắm dáng xinh xinh
Dịu dàng thủ thỉ hòa châu, ngọc
Êm ái say sưa quyện bóng, hình
Ong, bướm xoay tròn đêm vắng vẻ
Nguyệt, hoa quấn quýt tối lung linh
Ngọt ngào âu yếm người thôn nữ
Thầm kín sẻ chia thỏa mối tình.” Bài THỎA TÌNH trang 114
Tác giả Nguyễn Thịnh Phụng. Tham gia nhiều câu
lạc bộ thơ. Thơ anh chân thật và bình dị, lời thơ là niềm tâm sự về cuộc đời và
niềm vui với thơ phú khi về hưu :
“Về hưu chăm sóc mảnh vườn xanh
Sẵn có rau ngon với quả lành
Sáng ấm chè tươi vui với bạn
Chiều be rượu nếp thú cùng anh
Say sưa thơ phú bình câu đối
Mải miết giao lưu luận ý thành
Thư thái tâm hồn không vướng bận
Đời vui phơi phới giữ thanh danh.” Bài VỀ HƯU trang 30
Tác giả Nguyễn Doãn Đăng. Anh sáng tác rất
nhiều các thể loại thơ. Đặc biệt là thơ Đường luật. Anh đã ra nhiều tập thơ
được bạn đọc gần xa yêu thích. Thơ anh
có nhiều cảm xúc, tính nhân văn, từ ngữ chọn lọc, lời thơ mượt mà, sâu lắng :
“Người đi dáng đổ buồn mây trắng
Kẻ đợi hình xiêu uổng má hồng
Xưa thấy đầu thu vàng nước suối
Nay về cuối hạ tím dòng sông
Đam mê cảnh sắc trên sườn núi
Luyến tiếc tình ai dưới cánh đồng
Vẫn cứ là ta ôm dĩ vãng
Tim còn thắp lửa ấm chiều đông.” Bài TIM CÒN THẮP LỬA
trang 13.
Tác giả Nguyễn Hiền Ninh. Một người am hiểu sâu
về thơ Đường luật. Thơ anh chau chuốt, tứ thơ có nhiều hình tượng đẹp, mang lại
cho bạn đọc nhiều cảm xúc :
“Ngày thu trong sáng dạo
đường chơi
Nét đẹp Hồ Gươm khó tả lời
Trầm mặc Thủy Đình soi sắc biếc
Hiên ngang Tháp Bút ánh son
ngời
Tháp Rùa cổ kính màu rêu phủ
Thê Húc dịu dàng sắc nắng
phơi
Trả kiếm vua Lê ghi sách sử
Ngàn năm linh địa nước
không vơi.”
Bài HỒ GƯƠM trang 104
Tác giả Nguyễn Phú Chí. Anh là một cây bút đa
cảm, đậm chất trữ tình. Nhiều bài thơ Đường mang nhiều hoài niệm, ước vọng tình
yêu, hồn thơ trữ tình khi buồn, khi vui, gây nhiều cảm xúc cho bạn đọc :
“Không tiếng nô đùa của trẻ thơ
Không ai hò hẹn chẳng ai chờ
Không người ý hợp mà mong ngóng
Không bạn tâm đầu để ước mơ
Không ngẫm cho tường vì dạ tối
Không suy luận kỹ bởi tâm mờ
Không cam số phận gây buồn tủi
Không dứt tình xưa mới thẫn thờ.” Bài BUỒN trang 22
Tác giả Đỗ Phụng. Tuy mới vào hội thơ Đường
luật nhưng thơ anh đã gây nhiều bất ngờ cho bạn đọc với ý thơ sâu sắc, đầy tính
nhân văn :
“Chẳng sớm liệu thân sống ở đời
Xế chiều nhìn lại thấy đơn côi
Tự hào lộng ngữ nên sai ý
Kiêu ngạo ngoa ngôn mới lỡ lời
Chẳng biết thương người khi chới với
Chưa từng xót bạn lúc chơi vơi
Tuổi già mới nhận ra sai đúng
Gác bóng hoàng hôn sắp lặn rồi.” Bài VÔ CẢM trang 125
Tác giả Phạm Miết. Anh là một cây bút mới trong
thơ Đường luật, nhưng tiến bộ rất nhanh. Thơ của anh mang nhiều hoài niệm trong
cuộc sống. Lời thơ da diết, giàu tình cảm :
“Thương mẹ lầm than suốt
cuôc đời
Quanh năm vất vả hiếm ngày
chơi
Vội vàng cày cấy khi mưa tới
Tranh thủ gieo trồng lúc
nắng phơi
Hạn hán mất mùa buồn chửa vợi
Thiên tai hư vụ khổ nào vơi
Vì con khó nhọc đâu hồ hởi
Tóc bạc da mồi vẫn chẳng ngơi.” Bài THƯƠNG MẸ trang 63
Tác giả Hồng Phúc. Thơ của chị ca ngợi cảnh đẹp
quê hương, đất nước. Lời thơ trong sáng, đầy lạc quan. Ý thơ giàu cảm xúc :
“Cửa Lò thu sớm đẹp hàng
cây
Nước biếc, mây xanh khéo gợi bày
Lướt ván thuyền bay khơi cảm hứng
Bơi phao nước đẩy thả hồn say
Mơ vần lục bát bên bờ lộng
Họa khúc Đường thi giữa biển đầy
Mộng được cùng anh nơi ngọn sóng
Thỏa lòng khao khát bấy lâu nay.” Bài MỘNG trang 92
Tác giả Nguyễn Huân. Là người am hiểu và chuyên làm thơ Đường
luật. Anh có nhiều bài thơ ca ngợi công ơn của cha mẹ. Ca ngợi tình yêu quê hương con người và cảnh vật
trong cuộc sống :
“…Cao quý trên đời nhất mẹ cha
Gia phong, đạo lý giữ danh nhà
Công ơn rộng lớn so thiên địa
Ân đức cao xa sánh hải hà
Nghĩa nặng suốt đời luôn thắm đượm
Tình nồng muôn thuở chẳng phôi pha…”
Bài CÔNG ĐỨC MẸ CHA trang 98
Tác giả Quang Sáng. Là người say mê các thể
loại thơ và làm nhiều thể chơi trong thơ Đường luật. Ý thơ mang nhiều hình
tượng, màu sắc diễn tả cuộc sống :
“Đứng được trong đời cũng
khó sao
Bao nhiêu kẻ xấu cố xô nhào
Từng qua mấy bận mưa điên đảo
Đã trải nhiều phen gió hỗn
hào
Vững trí vì ngay tâm chẳng giáo
Bền lòng bởi thẳng dạ không
dao
Kiên cường mặc kệ quân nhâng nháo
Chính trực thành ra lắm bạn chào.” Bài CON LẬT ĐẬT trang 49
Tác giả Thanh Lộc. Chị đã gửi gắm những nỗi
niềm, tình cảm vào thơ. Lời thơ ca ngợi đầy yêu thương nghẹn ngào, thấm đượm
nghĩa tình :
“Con được vào thăm Đại tướng rồi
Buồn đau vô tận lệ tuôn rơi
Bao năm chinh chiến cùng bom đạn
Vạn thuở yên vui với biển trời
Tổ quốc hòa bình nhờ sức Bác
Gia đình hạnh phúc nhớ ơn Người
Quảng Bình đất mẹ nơi an nghỉ
Khắc họa chân dung để tặng đời.”
Bài VÀO THĂM ĐẠI TƯỚNG
trang 43
Tác giả Xinh Xinh. Thơ của chị giàu hình tượng, lời thơ tha thiết mang
nhiều sắc thái :
“Nhận áng thơ ai chạnh cõi lòng
Thương người xứ lạ dạ sầu đong
Đường hoa gió nhẹ sương giăng lối
Bến mộng chiều êm khói vẽ vòng
Thấy cánh buồm nâu hờn sóng đục
Nhìn tà mây xám dỗi trời trong
Xuân hồi gặp gỡ tình đằm thắm
Mở trái tim hồng thỏa ước mong.”
Bài THƯƠNG NGƯỜI XỨ LẠ trang 155
Tác giả Thu Hồng. Tuy ít làm thơ nhưng thơ chị rất giàu cảm xúc, thấm đậm
tình yêu trong cuộc sống :
“Thu sang ửng đỏ dải mây hồng
Ánh nắng tươi vàng có quý không
Anh tặng bài thơ thương nhớ vợ
Em trao câu hát mến yêu chồng
Dung nhan mềm mại như tơ liễu
Thanh sắc nhẹ nhàng tựa sợi bông
Gửi đến tận tay người đẹp nhất
Cùng nhau ngâm vịnh giữa rừng thông.” Bài THU SANG trang 82
Tác giả Xuân Hồng. Là hội viên trẻ nhất. Thơ của chị mang nhiều kỷ niệm
với nỗi buồn man mát :
“Gió bấc đìu hiu phủ kín trời
Mưa phùn lất phất hạt sầu rơi
Thương người lẻ bóng nơi đô thị
Nhớ bạn thân đơn chốn núi đồi
Viết mẩu thơ tình gom mấy chữ
Vin cành hoa ái gửi đôi lời
Nhắn tin nhờ sóng trao mong đợi
Hận lúc giao mùa cúc tả tơi.” Bài CẢNH ĐÔNG trang 88
Vì thời gian có hạn. Xin cho phép
chúng tôi không bình tác phẩm và chân dung của các cộng tác viên trong thi
phẩm.Các tác giả như Nguyễn Bá Chính, Phạm Gia Giáo, Nguyễn Đình Nụ… đều là
những cây cổ thụ trong làng thơ Đường luật.Tác giả Ngô Văn Tâm, Trịnh Như
Tuyên, Tạ Tân Tiến, Phạm Văn Thanh, Nguyễn Thị Minh Mão…cũng là những cây bút
chắc tay, có nhiều thi phẩm hay trong các CLB thơ Đường.
Xin giành phần nhận xét cho các bạn thơ, đọc
giả thưởng thức, chiêm nghiệm. Có thể nói
22 tác giả với 342 bài thơ là một bản hòa tấu mang nhiều âm điệu khác nhau,
những giao hưởng này hòa quyện nhiều cung bậc thành một bản nhạc đầy trữ tình,
quyến rũ và rung động lòng người.
Đây là thành quả của Câu lạc bộ Thơ Đường Quốc Oai cùng sự nhiệt
huyết của các hội viên, bạn thơ đóng góp cho sự thành công này. Nó là dấu mốc mới
trên con đường hoạt động Câu lạc bộ
BAN
BIÊN TẬP THƠ ĐƯỜNG QUỐC OAI