THÔNG BÁO

CHUC MUNG NAM MOI.jpg Chào mừng Năm mới 2024- Giáp Thìn 
Năm  2023  đã khép lại với bao thay đổi. Đất nước  ta cũng như toàn thế giới. và bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát cũng  lùi dần về quá khứ
NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG TUYỂN TẬP “THƠ ĐƯỜNG HÀ NỘI” TẬP 9
18-12-2017
tho duong ha noi.2.jpgNgày 14/12/2017 CLB thơ Đường Hà Nội tổ chức Tổng kết năm 2017 và ra mắt tập thơ Đường Hà Nội IX. Sau đây là bài cảm nhận của Xuân Lộc . PCN CLB

CLB Thơ luật Đường Hà Nội, với 16 CLB cơ sở cùng hơn 350 hội viên, đã liên tục xuất bản 9 tập thơ, trong đó tập 9 được in năm 2017 đã thể hiện một bước tiến lớn về chất lượng nội dung và về nghệ thuật viết thơ luật Đường.

    Trước hết chúng ta hãy xét những bước tiến về nội dung.

1.Khá nhiều trong số 247 tác giả ở hơn 500 trang sách, đã thể hiện tình cảm thiết tha với Đảng, với cuộc sống và với những người thân yêu (anh bộ đội, cha, mẹ, vợ, chồng,con…).

   Tác giả Nguyễn Đức Lược khẳng định: “Quang vinh ý Đảng đưa đường lối/ Đoàn kết lòng dân dựng nước nhà”. Tác giả Phạm Xuân đã thay lời người vợ với những câu thơ chứa chan tình cảm: “Nhìn ra biển đảo nhớ thương chồng/Em lấy tơ tình dệt áo đông/ Mỗi mối kim đan nhiều mối nhớ/ Từng đường chỉ dệt lắm đường mong”(Gửi áo Trường Sa).Thi lão Thanh Minh viết về nhà thơ Tú Xương bằng những câu dí dỏm “Mấy lần thi hỏng vẫn mơ bay/ Nam Định làng văn có kẻ say” (Vịnh Tú Xương).Nhiều tác giả đã viết những bài thơ rất hay ca ngợi các anh hùng dân tộc: Tác giả Thạch Văn Long viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Ngàn năm trí dũng vang thời thế/ Muôn thuở đức tài rạng bốn phương” .Tác giả Thu Diếp ngợi ca con người xứ Nghệ “Nắng gió cằn khô mảnh đất này /Sinh bao kiệt xuất ở nơi đây”(Âm vang xứ Nghệ).Tác giả Vũ Khắc Nhượng trong bài “Một vùng sinh khí” đã ngợi ca những chiến công hiển hách của dân tộc bằng những câu thơ hào sảng: “Rạng rỡ trời Nam giống Lạc Hồng/ Còn nguyên chiến tích cọc ven sông/ Đuổi quân Nam Hán yên bờ cõi/ Diệt Tống bình Nguyên nức chiến công”.

2. Hơn 500 trang thơ đã thể hiện tình yêu sâu sắc với thiên nhiên, với quê hương đất nước.

   Tác giả Xuân Hồng viết nên những câu thơ du dương ngợi ca cảnh thiên nhiên: “Khoang Xanh hạ đến nắng lưng trời/ Sơn thủy hữu tình Tản Lĩnh ơi”(Khoang Xanh thi hứng).Tác giả Đặng Thị Điểm tả cảnh chùa Hương suối Yến bằng những câu thơ long lanh: “Trăng soi mặt nước trăng thêm tỏ/ Nắng rọi sườn non nắng nhạt dần/ Cửa Phật đã say lòng lữ khách/ Rừng mơ từng níu bước thi nhân”(Chiều suối Yến).Tác giả Đỗ Điểm khéo dùng cảnh để nói thay lòng người: “Nắng loang ngõ trúc đìu hiu trải/ Trăng rọi thềm lan sóng sánh đầy/ Cảnh vật bâng khuâng tình lẳng lặng/ Lòng ai man mác nỗi buồn vây”(Man mác mùa thu).

3. “Thơ Đường Hà Nội” tập 9 có tính hài hước, trào lộng cao

        Bằng bút pháp trào lộng, tác giả Phạm Xuân Lăng đã dùng thơ vẽ nên hình ảnh của “quan” tham nhũng, cơ hội: “Ông cậy rằng ông có lắm tài/ Mua bằng chạy chức kém chi ai/ Dối trên lừa dưới vơ đầy túi/ Thiên hạ nói chi giả nặng tai” (Tặng ông cơ hội).Bằng thủ pháp “đố tục giảng thanh” của nữ sỹ Hồ Xuân Hương, tác giả Nguyễn Hữu Doanh đã viết bài “Ao hoang” với nhiều ẩn ý khá hài hước.Và nhiều bài khác…

4. “Thơ Đường Hà Nội” tập 9 đã thể hiện bước tiến lớn về kỹ năng viết thơ luật Đường.

     Trước hết, so với các tuyển tập trước thì tập 9 là tập thơ có ít lỗi hơn, cấu tứ hay hơn và đối chuẩn hơn.

   Ở tập 9 chúng ta được đọc nhiều bài thất ngôn bát cú với nhiều thể loại rất phong phú: Có nhiều bài thơ hay, thể “bát vĩ đồng âm”, như “Gặp mặt đầu xuân” của Phạm Văn Miết; ba bài cùng thể này của Quang Sang, bài  “Thời tiết” của Nho Trụ…Tác giả Quỳnh Khương có bài thể “Tung hoành trục khoán”  với câu khoán được trích từ bài thơ “Đời vắng em rồi” của thi sỹ Vũ Hoàng Chương: “Em ơi lửa tắt bình khô rượu/Đời vắng em rồi say với ai”. Chúng ta cũng được đọc 2 bài thơ hay,cùng thể “Tung hoành trục khoán” của tác giả Đinh Nho Hồng.Trong bài “Thăm trường xưa” tác giả Đỗ Văn Long dùng thể “Khoán tâm”.Tác giả Minh Tài dùng thể “ Tiền hậu đồng từ” ở bài “Gửi bạn Lâm Đồng”.Trong cùng một bài, tác giả Quang Chính đã kết hợp ba thể “ Ngũ độ thanh, bát vĩ đồng âm, bát láy”.Tác giả Hà Đình Lâm (và nhiều tác giả khác) viết Đường thi thể khó – là thể “Thuận nghịch độc” trong bài “Mộng vỡ tình tan”; còn trong mỗi câu của bài “Sầu quả phụ”, tác giả Nguyễn Đức Huy đều dùng một câu ngạn ngữ 4 chữ; …vv…Không phải chúng ta đề cao những thể thơ khó và rắc rối, ở đây chúng tôi muốn nói rằng: mặc dù viết ở các thể thơ khó nhưng các bài thơ kể trên đều rất hay!

      Có người cho rằng thơ luật Đường khô khan, ít diễn cảm. Chúng ta cùng xem những câu thơ sau đây: “Khi bình minh tỏa vàng gieo nước/ Lúc ánh dương tà ngọc gắn sao” ( “Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp” – Dương Doàn Trọng), hay những câu “Em tắm trăng vàng sáng ngả nghiêng/ Sao trời lấp lánh ghẹo mây huyền/ Sương hôn lặng lẽ làn da ngọc/ Gió vuốt nhẹ nhàng mái tóc tiên” (“Tắm trăng” - Nguyễn Văn Chiến) –làm sao có thể gọi là khô khan được!

      Chúng ta rất vui khi được đọc một thể thơ có ít người viết: thơ vần trắc - mà là bài thơ hay của tác giả Bùi Thị Thu: “Nhắc nhở người già dùng mỡ ít/ Không nên lạm dụng protit/ Cơm ăn hạn chế một hai lon/ Nước uống tha hồ ba bốn lít” (“Người già”).

         Mặc dù còn một số khiếm khuyết về nội dung và nghệ thuật, chúng ta có thể khắng định rằng “Thơ Đường Hà Nội” tập 9 là một thành công mới của CLB thơ luật Đường Hà Nội!

                                                                    PCN: Xuân Lộc

 

 

Tác giả BBT