Hưởng ưng chiến dịch chống Co Vít giới thiệu bài thơ và lời bình của Châu Thạch
ĐỌC
COVID ĐƯỜNG THI CỦA LÊ GIAO VĂN
Châu Thạch
NGẪU CẢM
*tặng bạn thơ BRVT.
Bấm đốt thời gian bốn tháng thôi
Tưởng như chờ đợi bốn năm trời
Gặp nhau Mai thắm - hương đầy ngõ
Tái ngộ Phượng hồng - đỏ khắp nơi
Giọt rượu tri âm chưa toại ý ...
Câu thơ tâm đắc đã lên ngôi
Vi trùng thế kỷ nghe rùng rợn ...
Covid điêu tàn- ta thảnh thơi !
Lê Giao Văn - 8.5.2020
Lời Bình: Châu Thạch
Trong những ngày nằm nhà bởi lệnh cách ly xã
hội, tôi đã đọc được nhiều bài Đường thi hay và rất hay, với hàng ngàn đề tài về
cơn đại dịch vi rút Corona. Thế nhưng, thật tình, bài thơ làm cho tôi vượt qua
được sự mệt mõi của tinh thần bởi cơn đại dịch gây nên, để ngồi dậy viết lại lần
đầu tiên sau những ngày bỏ bút, chính là bài Đường thi nầy: “Ngẫu Cảm” của Lê
GIao Văn.
Chắc chắn “Ngẫu Cảm” không phải là một tuyệt
tác hàng đầu, và cũng chắc chắn đã nói là ngẫu cảm, thì nó không phải là một
bài thơ mà tác giả để tâm nhiều vào đó. Thế nhưng, người tráng sĩ khi ngẩu cảm
múa kiếm thì đường kiếm bay không còn sát khí, thi nhân khi ngẫu cảm làm thơ thì
tiếng thơ thanh thoát nhẹ nhàng.
“Ngẫu Cảm” Đường thi của Lê Giao Văn nói về
một cuộc tái ngộ để uống rượu cùng bạn thơ, sau những ngày cách mặt bởi lệnh
cách ly vì dịch vi rút Vũ Hán. Bài thơ ngắn, 7 chữ tám câu nhưng đã mô tả diễn
biến ngoại cảnh tạo vật , nội cảnh tâm giới hầu như đầy đủ. Nó xứng đáng là một
bài Đường thi đạt quy định của từng vế thơ, nhưng lại thoát ra sự gò bó của thi
luật, như một cánh diều vút lên trời cao, nhưng vẫn còn trong sợi dây giữ cho
nó lượn bay trong vùng nhất định.
Vào đề, nhà thơ nói rõ
thời gian mình xa cách bạn thơ:
Bấm đốt thời gian bốn tháng
thôi
Tưởng như chờ đợi bốn
năm trời
Lệnh cách ly toàn quốc thì chỉ 2
tháng đã cho giản cách, nhưng có lẽ vì lý do nào đó, nhà thơ đã xa bạn 2 tháng
trước nữa. Bốn tháng dài như bốn năm là tâm trạng chung của bạn thơ vứa là bạn
rượu thì rất đúng, bởi vì với dạng tri kỷ mến rượu mê thơ nầy, họ không gặp
nhau một ngày thì nhớ, huống chi xa nhau bốn tháng.
Thế
rồi với hai câu thơ thật là thi vị, ở vế trạng, Lê Giao Văn đá đem vào thơ
hương và sắc của mùa, chuyển ý từ vế mở qua vế trạng của Đường thi, giống như
kéo bức màng trên sân khấu, để lộ ra hai bức tranh của hai mùa tuyệt đẹp:
Gặp nhau Mai thắm - hương đầy
ngõ
Tái ngộ Phượng hồng - đỏ khắp nơi
Đọc
vế thơ nầy, không chỉ cho ta chiêm ngưỡng hai bức tranh đẹp, mà còn cho ta thưởng
thức hai hoạt cảnh tao ngộ đầy niềm vui. “Mai thắm” cho ta biết mùa xuân, “Phương
hồng”cho ta biết mùa hè. Mai thì chỉ nở đầu xuân rồi mau tàn. Họ xa nhau 4
tháng, vậy họ gặp nhau đầu múa xuân và tái ngộ đầu mùa hè.
Với
4 câu thơ đầu, rất nhẹ nhàng rất thanh thoát, cho ta vui niềm vui tái ngộ. Thật
ý vị, nhà thơ đã gôm vào trọn trong 4 câu thơ đó ngoại cảnh tạo vật, để rồi tiếp
nối 4 câu thơ sau, Lê Giao Văn tỏ bày nội cảnh tâm giới xảy ra trong tâm hồn bạn
thơ và chính mình:
Giọt rượu tri âm chưa
toại ý ...
Câu thơ tâm đắc đã lên ngôi
“Giọt rượu tri âm chưa toại ý” nghĩa là uống chưa đã,
chưa say. Tuy nhiên chữ “giọt rượu” bày tỏ hết sự ấm áp trong lòng họ, chữ “tri
âm” chỉ sự tâm đắc trong lòng họ, và chữ “uống chưa say” bày tỏ cuộc vui đang hồi
hứng khởi. Cuộc vui đang hồi hứng khởi và chính lúc đó “Câu thơ tâm đắc đã lên
ngôi”.
Toàn bộ vế thơ diễn ý một cuộc vui nhã hứng, thơ và rượu
hòa vao nhau điềm đạm và thanh tao. Đọc thơ ta thấy được niềm vui, sự sảng
khoái tràn ngập trong nội tâm của họ.
Bước qua vế kết
của bài Đường thi, nhà thơ mới nhắc đến dịch Covid:
Vi trùng thế kỷ nghe rùng rợn ...
Covid điêu tàn- ta thảnh thơi !
Có lẽ đọc vế thơ nầy, không mấy ái là không thở ra nhẹ
nhỏm. Hai câu thơ cho ta sự sung sướng vì vừa thoát qua cơn đại nạn. Nhà thơ
không rên rỉ, không tán thán, cũng không bày tỏ niềm vui phấn chấn quá độ. Tiếng
thơ bình thản, êm ái, như vừa đặt chiếc gánh nặng xuống đường, bằng lòng vì sự
nhẹ đôi vai.
Ngẫu cảm hay ngẫu
hứng là cảm hứng tự nhiên bột phát. Thế nhưng với thơ,ngẫu cảm không phải là sự
bất chợt vô ý thức, mà nó là tình cảm thực, là giây phút bột phát của tâm trạng
ẩn chứa, của vốn sống tích lũy, của tư
duy sâu lắng trong lòng thì thơ mới truyền cảm đến lòng người. Bài Đường
thi “Ngẫu Cảm” của Lê Giao Văn xác nhận được điều đó, vì nó đã truyền vào tâm hồn
tôi sự ngẫu hứng để viết bài cảm nhận nầy, viết rất mau, và viết rồi đăng ngay
không dò lại./.
Châu Thạch