THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Cảm nhận bài thơ (Tiếng gọi Cồn Vành)
09-12-2017
9994.jpgThi sỹ Xuân Lộc đưa chúng ta đến với Bài Đường thi yêu thích: Tiếng gọi Cồn Vành của T/g Tạ Thị Mai.

ĐẾN VỚI BÀI ĐƯỜNG THI YÊU THÍCH

Nhớ lại ngày Chi hội thơ Đường luật Hải Phòng mở đại hội và đã mời Chi hội thơ Đường luật Hàn Thuyên ở Hà Nội xuống dự. Sau khi đã “no về thơ, là ngà về rượu”, chúng tôi được các bạn thơ Hải Phòng mời đi uống café. Khi bạn Minh Tâm gọi điện thoại báo Tạ Thị Mai đến, tôi liền mượn máy của Minh Tâm và đọc luôn bài “Tiếng gọi Cồn Vành” của Mai , rồi Mai đã đến (có lẽ một phần  do tò mò muốn biết người xa lạ nào đã yêu thơ mình đến mức thuộc lòng)

Tạ Thị Mai là giáo viên môn Toán của trường Trung học phổ thông Hải Phòng. Toán học được xem là môn học khô khan. Chúng ta cùng xem “dân Toán” Tạ Thị Mai có khô khan không, qua bài thơ sau:

TIẾNG GỌI CỒN VÀNH

Em hãy về đây Tiên Cá ơi

Đến nơi nước biếc thắm cây đời

Vui hòa nắng mới, cồn nghiêng ngả

Say quyện trăng tà, sóng lả lơi

Mở túi càn khôn đong vị biển

Mang bầu tâm sự ướp hương trời

Tri âm quên hết sầu nhân thế

Thức với yên bình giữa gió khơi!

            

Tác giả mở đầu bằng cách mời Tiên Cá – cũng là là mời độc giả, thu hút độc giả đến với Cồn Vành và đến với bài thơ của mình:

Em hãy về đây Tiên Cá ơi

Đến nơi nước biếc thắm cây đời

Mỗi chúng ta đều vui sướng mỗi khi sắp về với biển – “nơi nước biếc thắm cây đời”. Đây là cách vào đề khá tự nhiên của Mai.

Hai câu thực được tác giả dùng phép nhân hóa sinh động để thổi hồn vào các con chữ, viết nên những câu thơ rất đáng yêu:

Vui hòa nắng mới, cồn nghiêng ngả

Say quyện trăng tà, sóng lả lơi

Khi xem các cụm từ “cồn nghiêng ngả” “sóng lả lơi” được viết bởi một thiếu nữ trẻ đẹp, ít có ai chẳng gợn lên một ít xúc động trong lòng!

Nếu như trước đây, nhà thơ Xuân Diệu đã từng có những hành động táo bạo: “Ta muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Ta muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi” (Vội vàng), thì ngày nay Tạ Thị Mai cũng cũng có những hành động khác thường qua hai câu luận:

Mở túi càn khôn đong vị biển

Mang bầu tâm sự ướp hương trời

Vị biển và bầu tâm sự là những thứ vô hình , được tác giả xem như những vật dụng thường ngày có thể đong được và gói được. Được hưởng vị biển mặn mòi của Cồn Vành sẽ thoải mái biết dường nào! Tình yêu thiên nhiên đã được tác giả đẩy đến tột cùng: vị biển cần được đong giữ lại trong những ngày xa biển!

Chúng ta đều biết rằng trong một bài Đường thi, hai câu luận có sức nặng rất lớn – là hồn cốt của cả bài thơ. Tác giả đã ẩn ý muốn nhắn nhủ rằng : tình yêu thiên nhiên là cội nguồn của tình yêu quê hương tổ quốc!

Bằng hai câu kết, tác giả trở về với thực tại của hồn mình:

Tri âm quên hết sầu nhân thế

Thức với yên bình giữa gió khơi!

Về với biển là về nơi có thể quên hết mọi ưu tư đời thường - đã đành, lại còn có thể quên được cả nỗi “sầu nhân thế”, để sống “yên bình giữa gió khơi”.

Bài thơ có nghệ thuật rất tốt: Bố cục chặt, đối rất chuẩn, năm âm vận của bài thơ được tác giả tinh tế đặt xen kẽ giữa các âm trầm không và các âm trầm bình: ơi, đời,lơi,trời,khơi - đã làm cho tứ thơ trở nên du dương hơn.

Cảm ơn tác giả Tạ Thị Mai đã cho độc giả xa gần được thưởng lãm một bài thơ hay!


Xuân Lộc –Nguyên giảng viên Toán Trường ĐH Thủy Lợi,HN





Tác giả BBT