NHẤT TỰ VI SƯ
[Ngũ độ thanh]
Toả rạng lòng con nét
chữ Thầy
Nhân từ đức độ bổng trầm
vây
Ngời trên mộng cũ nguồn
thơm ấy
Đượm giữa mơ tròn vẻ
ngát đây
Cõi phấn theo đời nương
dạ trẩy
Văn bài dõi kiếp lộng
hồn xây
Hằng đêm nghĩ ngợi tìm
phương thấy
Toả rạng lòng con nét
chữ Thầy
Toả rạng lòng con nét
chữ Thầy
Hoa người phả mượt giữa
vòng xây
Ngôn từ thoả bụng thầm
yêu đấy
Nẻo đức nghiêng mình dễ
phục đây
Lộng nghĩa bừng thơm
nhiều vẻ thấy
Loang tình khoả ngọt lắm
điều vây
Nhằm khi ngoái vọng ngày
thơ vẫy
Toả rạng lòng con nét
chữ Thầy
Thơ Hàn Sỹ –
Lời bình Minh Hiển
Thầy giáo và nghề dạy học đã được xã hội
Việt Nam tôn vinh từ xa xưa, qua câu tục ngữ quen thuộc: _“Nhất tự vi
sư, bán tự vi sư”_ [một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy], hàm ý
nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Ý rằng chúng ta phải biết ơn
người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất. Trải qua nhiều năm
tháng, trong bối cảnh xã hội hiện nay, câu nói đó vẫn còn phù hợp và luôn là
kim chỉ nam để mỗi lứa học trò khắc dạ ghi tâm. Nhà thơ HANSY đã
khẳng định thêm điều đó qua bài thơ NHẤT TỰ VI SƯ .
Lần đầu tiên đọc bài
thơ Đường luật NHẤT TỰ VI SƯ vào đúng dịp lễ 20 -11, đã để lại trong lòng tôi
những xúc động, bồi hồi. Từng câu chữ mượt mà tuôn chảy, câu thơ mở bài được
nhắc lại 4 lần trong bài thơ "Tỏa rạng lòng con nét chữ Thầy" như
một điệp khúc đầy yêu quí, kính trọng người Thầy. Không phải đang nhiên người
ta thường so sánh công lao của Thầy Cô với đấng sinh thành ra ta "Ân
truyền thụ minh tâm khắc trí/ Nghĩa sinh thành tạc dạ lưu tâm" ,
và những người học trò thường gọi Thầy [cô] và xưng con. Chính vì sự tôn kính
đó đã đặt trên vai người giáo viên trọng trách nặng nề của mình đối với lớp
trẻ, mầm non của Tổ Quốc.
Là một người Thầy chân chính phải có rất nhiều đức tính mẫu mực để học
trò lấy làm gương, không ít những học trò thành đạt khi ra trường có phong
cách, lời nói hao hao giống thầy giáo của mình, người thầy giáo trong bài thơ
được nhà thơ Hansy dùng những từ ngữ thật đẹp để ca ngợi:
Nhân từ đức độ bổng
trầm vây
Ngời trên mộng cũ
nguồn thơm ấy
Đượm giữa mơ tròn vẻ
ngát đây
Chính vì trọng trách
lớn lao xã hội giao phó nên hình ảnh người thầy cũng gắn liền với những vất vả
mà nghề giáo đeo đẳng suốt đời. Những tình cảm chân thành của học trò đã níu
kéo làm động lực để người Thầy vượt qua mọi gian khó của cuộc sống, vui vẻ, tự
hào với sự nghiệp trồng người của mình:
Cõi phấn theo đời
nương dạ trẩy
Văn bài dõi kiếp lộng
hồn xây
Hình ảnh Thầy soạn bài
hằng đêm bên ánh đèn với tập giáo án để ngày mai học trò có những bài học hay
đã trở thành nét đẹp gây xúc động tâm hồn biết bao người:"Hằng đêm
nghĩ ngợi tìm phương thấy" Mái tóc thầy bạc nhanh theo
từng nét chữ để học trò sáng lòng, tỏ dạ. hình ảnh ấy dễ mấy ai quên!
Sang thức 2 cũng vẫn bắt đầu và kết thúc
bằng câu "Tỏa rạng lòng con nét chữ Thầy" để
nhấn mạnh thêm câu "Nhất tự vi sư" Mỗi chữ
của Thầy là hành trang cuộc sống suốt đời con mang theo, là nền móng tâm hồn và
sự nghiệp để chúng ta lớn lên thành người.
Tình cảm thầy trò đẹp
đẽ biết bao, gắn liền với thời học sinh áo trắng vô tư trong sáng. Thầy đã chắp
cánh cho những ước mơ bay cao bay xa. Xin được nghiêng mình kính trọng đức độ
và tri thức của Thầy:
Ngôn từ thoả bụng thầm
yêu đấy
Nẻo đức nghiêng mình
dễ phục đây
"Nhằm khi
ngoái vọng ngày thơ vẫy" ai trong chúng ta không thầm tiếc nuối quãng đời đẹp nhất,
và mỗi ngày 20 -11 đến, một ngày như bao ngày nhưng lại trọng đại hơn bao ngày
bởi đây là ngày Hội của các thầy cô, những trò ngoan lại dành những đóa hoa
tươi thắm và những lời chúc tốt đẹp để thể hiện tình cảm và truyền thống
"tôn sư trọng đạo" của dân tộc Việt Nam.
Bài thơ không chỉ hay
ở từng câu chữ được lựa chọn rất khéo thể hiện vốn từ phong phú của tác giả còn
được viết theo thể Ngũ độ thanh của thơ Đường luật nên rất giàu tính nhạc. Nhạc
sỹ Hải Anh có lẽ cũng có niềm xúc động như Minh Hiên khi đọc bài thơ nên đã phổ
nhạc cho bài thơ, mời các bạn lắng nghe giai điệu sâu lắng của bài hát NHẤT TỰ
VI SƯ với lời thơ của thi sỹ Hansy:
http://sannhac.com/mp523994/NHAT-TU-VI-SU-haianhyeunhacvietnam.htm
MINH HIEN - Hà Nội