BẾN SÔNG XƯA
Thơ : Trần Ngọc Đổng
( Phú Thọ )
Em đứng bờ trăng ngắm nước trôi
Vầng khuya soi lạnh bóng đơn côi
Thương khi mảng lẻ nghiêng sào đợi
Nhớ lúc đò đôi nhẹ mái bơi
Thuở ấy trăng thanh đang rực rỡ
Bây giờ hoa muộn vẫn xinh tươi
Thuyền xuân giá chẳng sang ngang vội
Thì bến sông xưa mãi rạng ngời.
Lời bình Hoàng Đạt ( Phú Thọ)
Người ta cứ bảo thơ đường gò bó,khô khan, thực
oan uổng quá. Bài thơ BẾN SÔNG XƯA của bác Trần Ngọc đổng mới mượt mà, xao xuyến
thật trữ tình. Hình ảnh người con gái lung linh dưới ánh trăng bên bờ sông đêm ấy
mãi im đậm trong tâm hồn tác giả, nó cứ như bất biến bất chấp quy luật của thời gian “ thuở ấy trăng thanh đang rực rỡ/ bây giờ hoa muộn vẫn
xinh tươi”. Điều đó chứng tỏ rằng người con gái ấy với ông rất quan trọng.
Nghệ thuật tu từ và cảm xúc của tác giả thật
tuyệt vời. Ngay cái tiêu đề bài thơ “ BẾN
SÔNG XƯA” đã gợi cho ta một hình ảnh rất ấn tượng - một bến sông xưa đầy trăng,
trăng sáng vằng vặc... Khi yêu nhau người
ta hay ngồi dưới trăng, trăng là biểu tượng của tình yêu, khát vọng được yêu...nên
ngay câu mở đề ta gặp ngay một “ bờ trăng” ...người con gái đứng bên bờ sông tràn
đầy ánh trăng, ngắm dòng nước đang trôi đầy tư lự..
“ Em đứng bờ trăng ngắm nước trôi
“ Vầng khuya soi lạnh bóng đơn côi ”
Câu thứ hai( phụ đề) với hai cụm từ “ Vầng
khuya, soi lạnh” thật đắt. Ta hiểu ngay bối cảnh ở đây là nơi tĩnh mịch, một bến
sông trong đêm thanh vắng, và em đang đứng một mình. “ soi lạnh bóng đơn côi” còn có nghĩa rất quan trọng – đó là em chưa có
ai. Một ánh mắt của một chàng trai đang dõi theo nhất cử nhất động của nàng. Những
kỷ niệm xưa cứ ùa về
“ Thương khi mảng lẻ nghiêng sào đợi
Nhớ lúc đò đôi nhẹ mái
bơi”
Cặp đối thực cho ta biết tình cảm giữa hai
người khi ấy.
“ đò đôi” hai người trên một thuyền, một kỷ
niệm đầy lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
“ nghiêng sào đợi” sự chờ đợi có chủ ý, mong
ngóng, ngó nghiêng, mỏi mòn. Còn “ nhẹ mái bơi” thể hiện một tình cảm trong
sáng êm đềm, thư thái, mãn nguyện...
Chỉ khi người ta đã trót yêu và quá yêu thì
hình ảnh mới không già theo thời gian
“ Ngày ấy trăng thanh đang rực rỡ
Đến giờ hoa muộn vẫn xinh tươi”
“ trăng thanh” chỉ người con gái đẹp. Trong
truyện kiều, Nguyễn Du khi tả Thuý Vân cũng viết “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài
nở nang”. Thật là đồng điệu .
“ hoa muộn” ở đây không phải là hoa nở muộn. Mà
phải hiểu là hoa nở lâu rồi. Vẫn giữ được nét tươi xinh, hoa tươi lâu, trẻ
lâu...trong mắt chàng trai, em vẫn như ngày nào...thể hiện tình cảm vẫn như xưa....
Trong
bài thơ có hai từ “ thương” và “nhớ” không có từ “ tiếc “ nào ,song nó
thể hiện sự nuối tiếc rất kín đáo ở hai câu kết
“ Thuyền xuân giá chẳng sang ngang vội
Thì bến sông xưa mãi rạng ngời”
Một công thức ngữ pháp “ giá chẳng/ thì...”
được tác giả sử dụng ở đây thật hợp lý. Nó nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, toát lên
tính cách của người viết- tính tình phải nhẹ nhàng sâu sắc, từng trải...hao
hoa, phong nhã.
“ giá chẳng sang ngang”, thể hiện một sự nuối tiếc rất nhẹ nhàng, sâu lắng...”
sang ngang vội”. con sáo sang sông, em vội
lấy chồng .từ “ vội” thể hiện sự sững sờ ...bất ngờ. Vắng bóng nàng “ bến sông xưa”
không còn rạng ngời nữa...một tiếng thở dài rất nhẹ của một tâm hồn nhạy cảm và
thanh cao...một cái kết buồn man mác nhưng nhẹ nhàng làm cho tứ thơ bay lên
ngân nga mãi trong lòng bạn đọc.
một mối tình đơn phương để lại dư âm còn mãi
với thời gian.
Cảm ơn bác Trần Ngọc Đổng, ở cái tuổi bát tuần
mà có bài thơ tình trẻ trung lãng mạn tình
tứ đến thế. Lối viết thật nhuần nhị, mượt mà, ý tứ chặt chẽ ,câu từ lay động thật
đáng nể.
Lời
bình Hoàng Đạt