THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Bài thơ " Cảnh rừng Việt Bắc"
07-05-2020

Dem KHUA.jpg Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin cảm nhận baì thơ " Cảnh rừng Việt Bắc" của Bác , để chúng ta càng kính trọng, yêu quý Bác Hơn

Cảnh rừng Việt Bắc

 

 

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Non xanh nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt chè tươi mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Hồ Chí Minh

 

 

          Cảnh rừng Việt Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1947. Trong bối cảnh lịch sử đất nước, sau ngày tuyên ngôn độc lập 02/09/1945 – Trung ương Đảng, Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về làm việc tại Hà Nội. Và cũng lấy Hà Nội làm thủ đô. Hàng loạt công việc trọng đại của đất nước trong giai đoạn này như : Bầu cử Quốc hội khóa I năm 1946 ra đời hiến pháp… Rồi Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Pháp, ký hòa ước sơ bộ với Chính phủ Pháp... đuổi quân " Tàu" ra khỏi nước ta…

         Thực dân Pháp cố đánh chiếm xâm lược nước ta. Bác ra lời kêu gọi "toàn quốc kháng chiến". Đồng thời sau đó, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân ta, phải tạm rút ra khỏi thủ đô Hà Nội lên Việt Bắc lập chiến khu "Thủ đô gió ngàn" để lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ, đánh  thực dân Pháp.

       Những ngày sống làm việc tại Việt Bắc, Bác và Trung ương Đảng, Chính phủ ở trong điều kiện hết sức khó khăn, phải bí mật gắn liền với sự bảo vệ của đồng bào các dân tộc Việt Bắc. Với công việc bề bộn lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân kháng chiến chống lại tên đế quốc thực dân có tiềm lực quân sự hùng hậu, hơn hẳn ta về nhiều mặt…

       Nhưng những người cách mạng rất lạc quan, dạt dào niềm cảm xúc với thiên nhiên Việt Bắc hùng ví, với vẻ đẹp nơi này, tin tưởng vào sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do Đảng – Bác lãnh đạo là thành công.

       Bác Hồ Chí Minh tuy bận trăm công ngàn việc Người vẫn dành những khi thư rỗi cho niềm cảm hứng thi ca của minh. ở Việt Bắc Người làm những bài thơ "Chúc Tết", "Cảnh rừng Việt Bắc"… để lại ngày nay.

     Bài thơ  "Cảnh rừng Việt Bắc" của Hồ Chí Minh đã có nhiều tác giả cảm nhận và họa thơ. Tôi cũng có vài cảm nhận và xin họa hai bài về đề tài này của Bác.

       Với "Cảnh rừng Việt Bắc” ngay từ mở đề Hồ Chí Minh viết: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay / Vượn hót chim kêu suốt cả ngày. Sự gắn kết con người với thiên nhiên – cái thực thiên nhiên hòa quyện, cái nguyên sơ, bản thể làm nên hoang dã, rả rích dội vào lòng người, hóa nên tình, nên ý… gần gũi yêu hay! Tưởng thật, làm giàu cảm xúc để ta ngưỡng vọng theo nhịp thơ Người đang mở.

Đến với câu thực: Khách đến thì mời ngô nếp nướng / Săn về thường chén thịt rừng quay. Những từ ngữ rất thông dụng, không cầu kỳ, nhưng chỉnh đối – rất dân dã, như những câu nói rất bình thường gần gũi với nhân dân, dễ biết, dễ hiểu tự tại trong cuộc sống, chẳng phải tìm đâu xa.

      Là sự tiếp nối hai câu luận: Non xanh nước biếc tha hồ dạo / Rượu ngọt chè tươi mặc sức say. Ta lại càng thấy cảnh với người, thực tài gần lại nhau, quyện lại nhau, cùng tưởng thưởng với những gì cảnh có, người có… đơn giản nhưng nồng hậu, vào thời ấy, vào lúc ấy là quý lắm rồi. Một chút hòa tâm hồn vào với thiên nhiên, thư thải thưởng lãm, lẽ thường chỉ có với những tâm hồn dạt dào cảm xúc, yêu thiên nhiên yêu con người mới có được.

       Để cho hai câu kết khẳng định mới hay sau: Kháng chiến thành công ta trở lại/ Trăng xưa hạc cũ với xuân này. Đầy niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến là điều khẳng định vào sự thành công. Để có dịp trở lại với nhân dân với non nước núi rừng Việt Bắc đã che chở, bao bọc giúp đỡ cách mạng, Trung ương Đảng, Chính Phủ, Bác Hồ trong thời kỳ gian khổ nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp, mà tri ân, tri kỷ, quý trọng tình này nghĩa ấy.

     Cũng là: Trăng xưa hạc cũ với xuân này - đầy hình ảnh, hình tượng của thơ ấy là trăng, “trăng lồng cổ thụ”, “trăng nhòm khe cửa”, “trăng ngân thuyền”… hạc xưa là biểu tượng đẹp chỉ có ta mới có, cổ kính mà trọng vọng tưởng đến như thần….

      Thơ Hồ Chí Minh trong “Cảnh rừng Việt Bắc” vừa giản dị mộc mạc, vừa thật mà không thường, vừa tự nhiên mà rung động, cảm xúc nên hồn thi sỹ, thành tư tưởng, thành hình ảnh, hình tượng đến nao lòng – cho ta mãi mai sau ngẫm ngợi với những vần thơ theo thể thơ Đường  khó nhưng hay với tài nghệ làm thơ của Người.

                                                 Sưu tầm

 

 

Tác giả BBT