THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Đến với bài thơ " HỒ Chí Minh " của Trần Văn Cường
11-06-2020
Bac Ho.2.jpgLời bình Anh Tiến

BÌNH THƠ

ĐẾN VỚI BÀI THƠ

HỒ CHÍ MINH

Của tác giả Trần Văn Cường

 

Kim Liên thánh địa nẩy nhân tài

Cổ học trau dồi thỏa chí trai

Anh dũng tự do bình đẳng phát

Hùng hồn dân chủ cộng hòa khai

Duy trì nước Việt xây thành lũy

Chỉ dẫn dân Nam dựng võ đài

Một đấng minh quân ngời nhật nguyệt

Á - Âu hào kiệt sánh không hai.

Văn Cường                           

Lời bình của Anh Tiến:

Nói về Hồ Chí Minh, đã có hàng ngàn hàng vạn bài thơ, bài luận, bài văn ca ngợi Người. ở bât cứ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, Người cũng luôn luôn là kim chỉ nam, là nguồn sáng bất tận, càng viết càng say. Để tìm được một lấp lánh mới, một long lanh mới là một việc cực kỳ khó khăn của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình. ở bài thơ “Hồ Chí Minh” của Văn Cường, tôi đã bắt gặp sự lấp lánh đó.

Kim Liên thánh địa nẩy nhân tài

Cổ học trau dồi thỏa chí trai

Thì đấy. Bác Hồ quê ở Kim Liên, ở làng Sen. Thân phụ  Bác là ông quan, rồi làm ông đồ, rồi làm ông lang… ai chả biết. Thân mẫu Bác là người tề gia nội trợ, canh cửi tầm tang… Tất cả những sự kiện đó đều đã được khai thác. Nhiều bài thơ, câu hát, bài văn đã từng là chuẩn mực như: “Có một người con trung hiếu”, “Tháp Mười đẹp nhất hoa sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Nhưng bài thơ của Văn Cường, tôi lại thấy thích nhất là danh từ “thánh địa” và động từ “nẩy” ở trong câu “Kim Liên thánh địa nẩy nhân tài”. Đây là một ý tưởng mới rất táo bạo. Nhưng do đặt đúng chỗ nên nó trở thành đắc địa, nó nâng bổng câu thơ để đi sâu vào thấm thía của người đọc, không cảm thấy gân cốt gượng gạo, nài ép. Viết về lịch sử, về những con người của lịch sử là một việc rất khó. Chỉ cần một chút nông cạn ta sẽ trở thành “lố”, bài thơ của ta sẽ không thỏa mãn sự thưởng thức của bạn đọc.

Đến câu “Anh dũng tự do bình đẳng phát; Hùng hồn dân chủ cộng hòa khai”. Ai cũng nghĩ rằng tác giả đang ca ngợi Hồ Chí Minh. Nhưng theo sự nông cạn nghĩ của tôi, tác giả đã vô cùng khéo léo, lồng ghép ý tưởng sâu xa của mình vào việc ca ngợi một con người thành ca ngợi mọi người. Ca ngợi Bác Hồ là “anh dũng”, là “hùng hồn”. Khi ta đọc đến hai từ tiếp theo: “Anh dũng tự do …”, “Hùng hồn dân chủ …” thì ngoài sự ca ngợi lãnh tụ là Bác Hồ, tác giả đã khéo léo ca ngợi mỗi chúng ta, cả dân tộc ta. Càng đọc càng ngẫm nghĩ, chúng ta càng thấy câu thơ long lanh ý tưởng của tự do dân chủ, của cộng hòa bác ái, của con người hạnh phúc, của dân tộc tự cường. Bằng biện pháp tu từ, đảo ngữ, tác giả đã cho ta cách đi vào lòng người hết sức mới mẻ, hồn nhiên, tránh được lối mòn xưa cũ cứ phải bắt đầu rồi kết thúc sao cho suôn sẻ.

Cũng với cách hành văn và tư duy tu từ như vậy, hai câu luận của tác giả cũng mang lại hiệu ứng cảm xúc thật sâu sắc. Thay vì dùng thuận “chúng ta phải xây dựng thành lũy vững chắc để duy trì sức mạnh và ổn định”, tác giả lại đảo ngữ để câu thơ vừa có sức mạnh, vừa thanh thoát, ngọt ngào: “Duy trì nước Việt xây thành lũy - Chỉ dẫn dân Nam dựng võ đài”. Mỗi bài thơ hay, không chỉ cần có ý tứ sâu sắc mà mỗi ngôn từ cũng cần chọn lọc, cân nhắc, sao cho đủ, đọc lên không gân guốc mà có sức nặng ngàn cân.

Hai câu kết thực sự là hai câu tỏa sáng:

Một đấng minh quân ngời nhật nguyệt

Á - Âu hào kiệt sánh không hai.

Văn Cường vốn là nhà thơ giàu ý, kiệm lời. Bài “Hồ Chí Minh” thực sự là viên ngọc sáng. Khuôn khổ bài viết không cho phép nên tôi cũng chỉ dám lướt qua như “cưỡi ngựa xem hoa” thôi. Mong rằng những tinh hoa như thế này ngày càng nở rộ trên thi phẩm của chúng ta. Chúc tác giả ngày càng sung mãn.

                                                                                

    Anh Tiến- Từ Liêm

 

 

Tác giả BBT