THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Thơ Đường Hà Nội Tập X
14-12-2018
BIA .1.jpgXin giới thiệu bài cảm nhận của Xuân Lộc

MẤY CẢM NHẬN VỀ TẬP “THƠ LUẬT ĐƯỜNG” TẬP 10

Đã thành lệ suốt 10 năm nay, cứ vào dịp cuối năm thì CLB thơ Đường Hà Nội lại ra mắt một tập thơ luật Đường. Tôi đã đọc kỹ 221 tác giả với hơn 700 bài thơ luật Đường ở tập 10 và xin ghi lại mấy cảm nhận. 1.Thơ luật Đường tập 10 ngợi ca các lãnh tụ, các anh hùng và các chiến công hiển hách của dân tộc ta. Chúng ta cùng nghe nhà thơ Kim Dung ngợi ca Trưng Nữ Vương: “Trả mối thù nhà gương tiết liệt/ Mong đền nợ nước nghĩa đài trang”. Nhà thơ Đỗ Thị Hà nhớ lại ngày Bác về Vạn Phúc: “Bác về Vạn Phúc một chiều đông/ Từ đó bùng lên ngọn lửa hồng”. Ngày dâng hương ở Đền Hùng được nhà thơ Phạm Thúy Lan ghi lại bằng những câu thơ hùng tráng: “Hậu duệ anh hùng nương Nghĩa Lĩnh/ Tổ tiên linh khí tụ Hy Cương/ Dâng hương quốc tổ lòng thành kính/ Cầu vẹn giang sơn nước phú cường” (Bài “Dâng hương quốc tổ”). Trong bài “Chiếu dời đô”, nhà thơ Ba Hưng đã viết những câu hào sảng: “Phá Tống chấn hưng yên xã tắc/ Bình Chiêm phát triển nước văn minh”. Nhà thơ Trần Hùng ghi lại dấu tích biên giới bằng những câu thơ cảm động: “Sắc xanh biên giới vững nghìn năm/ Dấu tích chiến tranh chỉ lặng thầm/ Khe đá máu in đồng đội cũ/ Thung sâu dấu khuất bạn tôi nằm”. Có đến 6 bài thơ ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng. Nhà thơ Đặng Thị Điểm đã viết những câu thơ thật hay: “Cọc gỗ trùng trùng giăng lũy thép/ Lòng dân lớp lớp dựng thành đồng”(Bài “Bạch Đằng giang”). Bác Thu Loan đã 90 tuổi mà có những câu thơ rất đáng yêu: “Nước mạnh hùng anh vang bốn biể/ Dân giàu hạnh phúc tỏ trăng ngần”. Nhà thơ Thạch Văn Long có câu thơ được xem là một câu đối chỉnh: “Mừng Đảng gia đình vui rạng rỡ/ Đón xuân đất nước đẹp nguy nga”(Bài “Mừng Đảng mừng xuân”). Nhà thơ Phạm Hữu Doanh thấm sâu công ơn của Bác: “Trọn đời Bác sống vì dân tộc/ Đất nước muôn năm nhớ tiếc thương”. 2.Thơ luật Đường tập 10 ngợi ca thắng cảnh đẹp của đất nước Từ cảnh đẹp Sa Pa “Câu thơ vắt núi xui lòng nhớ/ Tiếng hát vươn đèo khiến dạ thương” đến nét độc đáo của nhà thờ đá Ninh Bình được thể hiện bởi nhà thơ Phạm Huy Thuận: “Thế giới ghi danh trong sử sách/ Công trình độc đáo nhất hành tinh” (Bài “Nhà thờ đá Ninh Bình”). Động Thiên Đường ở Quảng Bình đẹp quá: “Lung linh huyền ảo Động Thiên Đường/ Kỳ vĩ lừng danh khắp bốn phương”. Nhà thơ Phạm Thanh Bình đã viết những câu thơ đẹp về phong cảnh miền Trung: “Sáng thăm đất Quảng, thăm cung Huế/ Chiều viếng Lăng Cô,

viếng Ngũ Hành/ Cáp kéo Bà Nà trên đỉnh biếc/ Thuyền xuôi Thạch Hãn dưới dòng xanh” (Bài “Thăm lại chiến trường xưa”). 3.Thơ luật Đường tập 10 đã gắn với đời sống xã hội (Thơ thế sự) Chủ nhiệm CLB Nguyễn Đức Thọ đã bỏ ra nhiều ngày đến miền Tây các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để làm công tác thiện nguyện và anh chứa chan cảm xúc khi nói về công việc này: “Trao lòng gắn bó bao lưu luyến/ Trọng nghĩa yêu thương mãi chứa chan” (Bài “Tụ nguồn tâm sáng”). Nhà thơ Hà Đình Chung rất vui khi đi làm thiện nguyện: “Bàn tay thiện nguyện cùng chung sức/ Một tháng đồng tâm dựng học đường”. Thơ luật Đường tập 10 không chỉ ngợi ca những hành động và đức tính tốt đẹp, mà còn ghi lại những cảm xúc xót đau trước các mặt trái của xã hội. Nhà thơ Đàm Văn Quả đã ghi lại những cảm xúc buồn khi hai vị tướng phải hầu tòa: “Đáng buồn hai tướng phải hầu tòa/ Nhà nước tước hàm thật xót xa”. 4.Thơ luật Đường tập 10 thể hiện cảm xúc của các tác giả về mọi quan hệ xã hội (Thơ tâm sự). Đây là nội dung có tần suất lớn nhất của tập 10. Các tác giả đã gửi gắm tâm sự của mình vào các bài thơ mừng thọ, mừng tân gia, mừng tuổi cha mẹ, mừng ngày nhà giáo, chào mừng đại hội của Hội thơ Đường luật Việt Nam ở Hải Phòng và ở Bà Rịa-Vũng Tàu, … 5. Đôi nét về kĩ thuật thơ Đường trong tập 10 Có thể nói các thể thơ luật Đường và khá nhiều các ngón chơi thơ đã được các tác giả sử dụng trong tập10. Các thể thơ Khoán thủ,Tung hoành trục khoán, Tiệt hạ, vv…được nhiều tác giả sử dụng. Vài thể thơ hơi khó (như Thuận nghịch độc chẳng hạn) cũng được nhiều tác giả sử dụng. Nhà thơ Quang Sang đã làm cả 3 bài cùng thể Bát vĩ đồng âm và một bài mà 56 chữ đều bắt đầu bằng phụ âm T. Nhà thơ Phạm Văn Vượng đã để lại một bức tranh đẹp về tình phu thê: “Chênh vênh cặp đá vợ cùng chồng/ Vĩnh viễn trường tồn với núi sông/ Thiếp hứa muôn đời luôn gắng đợi/ Chàng nguyền trọn kiếp mãi chờ trông”. Nhà thơ Nguyễn Bính có bài thơ “Mưa xuân” tuyệt hay và nhà thơ Hà Vọng ghi lại cảm xúc về tuyệt tác ấy bằng bài thơ làm lay động con tim người đọc: “Vẫn biết câu thề như gió thoảng/ Mà sao trinh nữ cứ mơ màng/ Bỏ xem, tìm kiếm người trong mộng/ Thương quá, tình xuân để lỡ làng!” (Bài “Tình trong “Mưa xuân”). Tuy còn một số hạn chế về nội dung và nghệ thuật, nhưng có thể khẳng định rằng Thơ luật Đường tập 10 thể hiện cố gắng rất lớn của các hội và là một bước tiến của CLB Thơ Đường Hà Nội, đóng góp một bông hoa đẹp trong vườn hoa của thơ Đường luật Việt Nam!

                                                (Tác giả bài viết: Xuân Lộc)

Tác giả BBT