CÂU LẠC BỘ THƠ XÃ PHÙNG XÁ
(TỔ THƠ LÀNG BÙNG)
Hướng tới kỷ niệm 400 năm ngày mất của danh nhân văn hóa Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1613 – 2103) Câu lạc bộ thơ làng Bùng dự kiến ra mắt tập thơ “Quê Trạng”
Ban biên tập trân trọng kính mời các thi sĩ , các bậc nho gia trong và ngoài huyện có những hiểu biết về cụ Trạng Bùng có thể viết bài theo cảm xúc của mình hoặc dịch họa theo các bài của các thi sĩ thời xưa đã vịnh đề tại lăng mộ, hoặc họa theo các bài của các cụ đã dịch nghĩa, để góp bài vào ấn phẩm ( Kèm theo Thông báo này là Chin bài thơ của các bậc tiền nhân lưu bút taị đền thơ Cụ Trạng - ).
Thơ gửi về theo địa chỉ.
Ngô Đình Hoan – Thôn 9 - Xã Phùng Xá – Thạch Thất - Hà Nội
Hoặc gửi theo địa chỉ Mail : ngodinhhoanpxtthn@gmail.com
Đ T :0912123571
- Xin ghi rõ địa chỉ và đôi nét về thân thế , bút danh nếu có, để BBT đủ thông tin liên hệ hoặc gửi tặng ấn phẩm.
Thời hạn nộp bài đến hết ngày 15-8 Quý Tỵ ( tức ngày 19 tháng 9 năm 2013)
Rất mong các quý vị hưởng ứng .
T/M Tổ thơ làng Bùng
Nguyễn Doãn Thuận
Lược trích ra chín bài thơ viết về Cụ Trạng
Tự Đức Mậu Ngọ ,tiểu xuân kính khắc đề mộ thi.
Bài một:
Thế duyệt Trung Hưng sổ bách niên
Tướng công di chủng thảo thiên nhiên
Thùy gia phiến thạch năng hoài cổ?
Kỷ cá danh chương khước lạc hiền
Công nghiệp do lai lưu kiệt các
Phòng ba hà sự đáo hoang biên?
Tản viên anh khí giang lưu Tích
Tín khuất tương thông tạo hóa quyền.
Lĩnh thường châu học Chí Đình tiến sĩ Nguyễn Văn Lý cung đề.
Dịch nghĩa: tháng 10 năm Mậu Ngọ 1585 thời Tự Đức khắc thơ đề mộ.
Nhìn lại cuộc Trung Hưng(của nhà Lê) được hàng trăm năm
(mà) Tướng Công chỉ để lại nấm mộ cỏ mọc dày
Tấm bia nhớ việc xưa ai kể đó
(Khiến) tên tuổi,văn chương ai cũng vui, khen là bậc hiền tài
Trong lầu các còn lưu giữ,là do có công lớn
Nơi bên ải sao lại có giông bão kéo đến
Anh khí của Tản Viên chảy theo dòng sông Tích
Niềm tin vào sự co ruỗi đổi thay do tạo hóa vẫn có.
Nguyễn Văn Lý: người phường Đông Các,sau đổi là thôn Dũng Thọ,huyện
Thọ Xương,tỉnh Hà Nội xưa. Đỗ cử nhân khoa Ất Dậu 1825,đỗ tiến sĩ khoa
Nhâm Thìn 1832 thời Minh Mệnh. Làm án sát sau làm đốc học.
Bài hai:
Cao dương tế mỹ biểu hiên đằng
Nhạc giáng linh phù đại nhã xưng
Đặc địa văn chương tiêu nhị giáp
Kình thiên sự nghiệp xuất Trung Hưng
Cửu nguyên thần tại sơn hà tráng
Sổ bách niên lai trở dậu tằng
Mộ thượng tân bi bằng điếu sứ
Tòng,kim danh tích cửu di chưng.
Ất Mùi khoa tiến sĩ Bạch Đông Ôn cung đề.
Dịch nghĩa: bốn chữ “cao dương tế mỹ” treo rõ ở bên hiên.
Thần khí thiêng liêng ở núi xuống,thiên đại nhã nói rõ
Đất đặc biệt nên văn chương đạt nhị giáp
Sự nghiệp Trung Hưng là sức chống trời
Non sông tráng lệ thần hồn cụ còn đây
Cúng tế mấy trăm năm nay vẫn thế
Đến thăm mộ,mừng thấy có tấm bia mới
Danh tích còn tiêu biểu mãi mãi về sau.
Bạch Đồng Ôn: người xã Lạc Trường huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ 1834, đỗ hoàng giáp khoa Ất Mùi 1835 thời Minh
Mệnh, làm quan tới chức Lang trung.
Bài ba:
Trường quỵ song đồng thạch tác hoàn
Kim nhân bất tự hội nam quan
Quang Hưng cương giới sinh tân nguyệt
Thái tể phần du thượng cố san
Phi hạc mỗi linh hoa biểu quá
Sứ tinh nghi thị nhật biên hoàn
Thương thương phiến thạch thùy phong biểu
Thường xuất thanh vân Khuê đẩu gian
Hàn lâm học sĩ,tiến sĩ Lê Duy Trung bái đề.
Dịch nghĩa: hai tượng quỳ ở đây làm việc hầu hạ (chứ) không phải là
tượng người vàng đem đến hội khám lễ cống ở ải nam quan.
Cương giới nước Việt thời Quang Hưng,trăng mới mọc
Quê quán của Thái tể vẫn ở đây
Hạc bay mỗi khi nhìn thấy hoa nở
Việc sứ ngỡ như ngày về đến biên giới
Tấm đá xanh xanh kia ai xây dựng
Ở khoảng mây xanh thường xuất hiện sao Khuê sao đẩu.
Lê Duy Trung: chưa rõ quê quán,có lẽ thuộc dòng họ hoàng tộc(Lê Phùng).
ở phần lạc khoản,bia ở lăng thì viết là “Bái đề”, ở quyển tài liệu lại
chép là “cung đề”.
Bài bốn :
Đô thống vô vị tập thị danh
Kháng ngôn nhất sớ động Yên Kinh
Nhân tài như thử chân bang ngạn .
Từ tảo hà nan kiến sứ thành
Tang tử thiên niên do huyết thực
Vân sơn nhất phiến tự giai thành
Vị thi tiên đắc đồng tâm kính
Biểu mộ khu khu ngưỡng chỉ tình
Nguyên Hưng Yên án sát sứ ,Phương đình Nguyễn Văn Siêu cung đề.
Dịch nghĩa : ‘đô thống ‘là chức hư danh không hề có ( của vua Lê ) tờ
sớ kháng lại làm lay động cả triều đình Yên Kinh ( dám làm thế ) quả
là nhân tài chân chính của đất nước ( tuy vậy ) lời nói phải tao nhã
,để vẫn rõ lòng thành của sứ quan
( vì thế ) hàng ngàn năm sau vẫn khói hương phụng thờ .Một tấm
bia tỏ lòng cao như mây núi .Có lòng chung kính mộ nên có người thi
hành .( Xây dựng mộ cũ ) rõ dàng một khu để cùng ngưỡng mộ càng tâm
đắc biết bao
Nguyễn Văn Siêu ( 1796-1872) tự là tốn ban hiệu là Phương Đình
,người thôn Dũng Thọ ( trước là phường Đông Các ) huyện Thọ Xương
,tỉnh Hà Nội xưa .Đỗ cử nhân khoa Ất Dậu 1825 thứ hai ( hương á ) .Đỗ
phó bảng khoa Mậu Tuất 1838 ( Minh Mệnh 19 ) làm quan án sát sứ Hưng
Yên .Đi sứ Tàu năm 1849 có tài thơ ( Thần Siêu Thánh Quát ) … tác
phẩm có ‘phương đình thi tập’ ‘Phương đình văn tập’ ‘Tùy bút lục’ … Là
người xây dựng đài nghiên Tháp Bút ở cửa đền Ngọc Sơn , bên hồ Hoàn
Kiếm - Hà Nội.
Bài năm : Quang nhạc chung vi xuất thế hiền
Tướng công cố mộ thảo thiên nhiên
Huân danh thượng ký lưu Nam sử
Từ tảo do năng tủng Bắc Yên
Kỷ độ tang thương nhân khứ hỹ
Thiên thu phần tử miếu nguy nhiên
Hồng nê đáo sứ nhân phong yết (1)
Vãng sự thùy thương sổ bách niên .
Thọ đà dật khẩu tú lĩnh Bùi Duy Tùng cung đề
Dịch nghĩa : Ánh sáng núi cao hun đúc ra bậc hiền
tài ( mà ) mộ của tướng công nay mọc rậm rạp .Tiếng tăm công lao hiển
hách của người ghi trong Nam sử .Lời lẽ của người lay động cả Bắc Kinh
.
Nhiều lần thay đổi mà tiếng tăm của người vẫn thế .(
Từ nay ) phần nghìn năm ở quê càng nguy nga .Cuộc đời có gian khổ mới
thấy rõ phẩm giá , chứ lẽ đời có nghĩa gì đâu .
Ôi việc qua mấy trăm năm ai cảm thương hay.
Thọ hà dạt khẩu tú lĩnh Bùi Huy Tùng : có lẽ là một nhà
nho có lòng trắc ẩn với đời nên ở ẩn ở Hà Khẩu Thọ Xương .Cứ nghĩ về
dòng lạc khoản này và ý tứ trong bài thơ mà suy ra như thế .Chứ chưa
có tư liệu chính xác về tác giả của bài này .( Phùng Khắc Đồng Chú ) .
Hồng nê theo cụ Nguyễn Kiến ( chàng sơn ) : là chữ lấy từ
thơ Tô Đông Pha đời Tống .
‘Phù sinh đáo sứ chi hà sự’
‘cáp tự phi hồng đạp tuyết nê’
( kiếp phù sinh rút cục giống cái gì ? Y hệt như dấu chân chim hồng
đậu trên tuyết mà thôi )
Bài sáu :
Lô Tản sơn hà vãng cục thâm
Phùng Công tố lý cố dư âm
Huân danh bách thế tồn Lê sử
Thảo thụ thiên thu uất Khổng lâm
Bắc sứ chi thần sinh bất tử
Tây nham hạo khí tích nhi kim
Trùng tu nghĩ dục tầm di tích
Nhất phiến du du hiếu cổ tâm
Kinh điên khởi cư rú Thám hoa Hoàng Xuân Hiệp kính đề .
Dịch nghĩa : Khí tượng của núi tản sông lô tụ hội từ xưa thật là sâu xa .
Từ nơi làng cũ của Phùng Công ngược dòng thời
gian tìm lại dư âm của người .
Tiếng thơm và công lớn của cụ còn chép ở sử chiều Lê
Ngàn năm sau cây cỏ ở rừng Khổng vẫn xanh tốt
Cái thần của các bài thơ đi sứ không bao giờ
tắt
Khí thiêng lồng lộng trên đỉnh núi phía tây từ
xưa đến nay vẫn thế
Việc trùng tu lăng mộ là có ý nhớ về cội nguồn
Một tấm lòng ngưỡng mộ người xưa dài mãi không
bao giờ tắt
(1) khổng lâm : Khu rừng lớn ở huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông ( Trung
Quốc) trong đó có đền Khổng Tử và học trò của ông .Đây muốn dùng điển
này để chi khu lăng mộ của Phùng Tướng Công .
- Hoàng Xuân Hiệp người thôn Dũng Thọ trước là Phường Đông Các huyện
Thọ Xương tỉnh Hà Nội xưa .Đỗ Cử Nhân Khoa Đinh Mùi 1847 ,đỗ Thám Hoa
Tân Hợi 1851 thời Tự Đức .Làm quan thị giảng học sĩ ,tạp hiền viện .
- phần lạc khoản ở ba ghi là: ‘kính đề’ ở quyển sao ‘văn chỉ chủ bi’
chép là ‘cung đề’ .
Bài bảy :
Tất mã phi kinh sứ tiết huyền
Nam quan kỷ độ khoái minh tiên
Kim nhân nhập cận từ vô khuất
Ngọc quyết dương hưu bút dục tiên
Nhất trích đào nguyên do hữu khúc
Thốn tâm Mai Lĩnh mạn thành biên
Châu cường chính thiết tiền tu ngưỡng
Trân trọng trinh mân thụ lũng thiên
Bác học hoành tài khoa,cát Sĩ Đông Thọ Trần Huy Tích hậu phủ bái đề .
Dịch nghĩa :
Mấy lần vó ngựa trên đường gai góc đi sứ
(để ) qua Aỉ Nam quan nêu cao khí tiết .
Vào yết kiến biện chuyện người vàng lời không chịu khuất
Rời bệ ngọc ,về nghỉ ngơi làm thơ ( dâng vua Minh ) bút nên khen
Một lần đi cày soạn nên khúc đào nguyên
Dãi tấm lòng với non mai ,góp nhặt lại chép thành biên
Ngưỡng mộ thì hướng về công trình xây dựng của người xưa
Xin kính trọng ghi đôi lời vào bia đặt ở mộ để chút lòng thành .
Trần Huy Tích : người ở xã Dũng Thọ ( trước là Phường Đông Các )
huyện Thọ Xương tỉnh Hà Nội xưa .Đỗ Cử Nhân Khoa Canh Tuát 1850: đỗ
đồng tiến sĩ khoa bác học hoành tài năm Tân Hợi 1851.làm quan tới chức
đốc học
Bài tám:
Quang Hưng tiến sĩ Mai Quận Công
Phương tích y thiên Thạch Thất trung
Sứ tiết đài hành di đỉnh lặc
Phần lâm miếu mạo thụ yên lung
Văn lan viễn viễn Lô giang thoát
Anh khí lăng lăng Tản lĩnh tung
Sổ bách niên lai phong vạn tại
Tây trai phiến nguyệt thử tâm đồng.
Lại bộ hành tẩu cử nhân Bùi Huy Côn
Trọng ngọc bát đề.
Dịch nghĩa:đỗ tiến sĩ thời Quang Hưng nhà Lê,được phân tước Mai Quận Công.
Danh tính vẫn còn nguyên vẹn ở huyện Thạch Thất
Khí tiết đi sứ,công việc trong đình vẫn theo đạo di luật
Nay phần mộ,miếu thờ cay cối vẫn có khói lồng
Hơi văn cuồn cuộn như dòng Lô chảy rộng
Khí tiết lâng lâng như núi tản cao vời
Phong vận mấy trăm năm,nay vẫn thế
Mảnh trăng ở tây tri xưa,soi rọi cùng một cõi lòng.
Bùi Huy Côn còn có tên là Bùi Huy Côn quê ở phường Hà Khảu,huyện
Thọ Xương,tỉnh Hà Nội xư. Đỗ cử nhân khoa Qúy Mão 1843,làm hành tẩu bộ lại,rồi đi chi huyện.
Bài chín:
Nhất phong phôi thổ phiến bi minh
Hạc mộc quy tàn dục hoán binh
Yên bắc kháng ngôn trung khảng khái
Việt Nam thùy tích bút đan thanh
Phương doanh bất đoạn Câu sơn tú
Phần miếu do đằng Tích thủy linh
Mai lĩnh,Đào nguyên hà sứ sở
Bồi hồi thi khúc nguyệt trung thinh.
Thọ hà Bùi Huy Luyện,Bùi Huy Chiêu đồng bái đề.
Dịch nghĩa:
Một phong đá mộc (đá ong) một tấm bia khắc bài minh
Giấc mộng đã tan muốn gọi cho tỉnh lại
Lời lẽ chống lại yên kinh là ro lòng khảng khái trung thành
Công tích để lại ở Việt Nam là ngòi bút vẽ nên bức tranh đẹp
Phần mộ thơm là tiếc nỗi khí thiêng của núi Câu Lậu
Miếu thờ cũng là phô diễn sự trong sáng như dòng sông Tích
Đào nguyên Mai lĩnh bây giờ là ở nơi nào?
(mà) Lòi thơ ngân còn bồi hồi nghe đâu đó ở dưới bóng trăng thanh.
Bùi Huy Luyện và Bùi Huy Chiêu đều là người ở phường Hà Khẩu huyện Thọ Xương tỉnh Hà Nội-cùng quê với Nguyễn Đạo Thạch Thất Bùi Huy Tuyên lúc ấy. còn quan hệ thế nào thì chưa rõ.