Lần đầu tiên tôi được
tiếp cận với một văn bản thơ, tập “MỘT THOÁNG XUÂN
HƯƠNG” từ những văn
nhân đến từ một miền đất văn hóa có bề dày ngàn năm văn hiến, một trong những cái nôi êm ả của những
ngọt ngào hừ la la rằng anh Hai, chị Ba quan họ. Nói là “lần đầu tiên” nhưng
tôi cũng được đọc đây đó một vài tác giả. Nhưng đây là tập thơ chung mà tôi
được đọc để có thể phác họa dung mạo một CLB thơ mà tôi đã từng nghe danh thơm
từ một vùng đất cổ tích. Miền đất dày đặc những di chỉ, di tích và đầy ắp những thi ca ẩn giấu sau lũy
tre làng cổ kính ngàn năm. Khi còn đi học trường làng, tôi chỉ biết câu ca khái
quát về tài danh – sắc tính của miền quê
49 làng quan họ cổ bao gồm cả đất Bắc Ninh và Bắc Giang bây giờ: “Trai Cầu Vồng – Yên Thế/ Gái Nội Duệ - Cầu
Lim”. Những ngày tôi còn bé lắm, cô tôi vẫn hát “Yêu
nhau cởi áo í à cho nhau…” , “Ra ngõ
ấy mấy trong ra ngõ mà trông…” trong mơ màng giấc ngủ thuở hoa niên. Chính
những ẩn sâu tình yêu mơ hồ nơi quan họ đó đã khiến tôi đọc liền một mạch tập thơ “MỘT
THOÁNG XUÂN HƯƠNG”.
Tôi thật bất ngờ khi
đọc bài thơ mở đầu của chủ súy Đinh Mỹ Hạnh. Tuy nghiêm ngắn, mực thước Đường thi nhưng những ‘ngõ Hạnh”, “vườn Đào” làm ta như đang lạc lối về miền ca dao và lãng du về miền
quê dân gian, thôn ổ kỳ thú.
Có thể
gọi “MỘT THOÁNG XUÂN HƯƠNG” là một “Tuyển tập” tập hợp hàng trăm tác phẩm, tác giả của làng thơ Đường. Phần chủ
nhà chỉ có 38 tác giả, bao gồm 76 tác phẩm treo lên nhành xuân của “vườn Đào, ngõ Hạnh” chốn quê Tân Yên; 13
tác phẩm của 6 tác giả đến từ các huyện
khác của Bắc Giang (Lạng Giang, Hiệp Hòa, Lục Nam). 33 tác giả thuộc Chi hội thơ
Đường Bắc Ninh với 86 tác phẩm; Các tác giả đến từ Chi hội thơ Đường Hà Nội là
18 với 48 bài thơ; Chi hội thơ Đường Hạ Long – Quảng Ninh có 11 tác giả với 38
bài thơ, trong đó có tới 12 bài họa các tác giả “chủ nhà” Tân Yên; 5 tác giả
đến từ Chi hội thơ Đường Hải Phòng với 17 tác phầm; 11 tác giả của Chi hội thơ
Đường Thái Nguyên với 26 bài thơ; Các chi hội thơ Đường khác (Nam Định, Hòa Bình, Phú Thọ , Hà
Tĩnh, Vũng Tàu, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa) với 12 tác giả, góp mặt với 27
tác phẩm. Như vậy cả “chủ” và “khách”, tập thơ “MỘT THOÁNG XUÂN HƯƠNG” đúng là
một “tuyển tập” với 331 bài thơ của 96 tác giả thơ Đường hầu hết là ở các tỉnh
thành phía Bắc, đơm hoa, góp hương vào “vườn
Đào, ngõ Hạnh” của xứ quan họ Tân Yên Bắc Giang phong cảnh hữu tình, hiếu
khách, mến mộ thi nhân.
Như tôi đã nói ở trên, miền quê Tân Yên nằm
trong một vùng di chỉ và trải dài theo thời gian và bề dày của lịch sử dân tộc.
Tân Yên cũng là vùng đất nằm trong sự
giao thoa văn hóa giữa các vùng
miền nhưng Tân Yên vẫn giữ được những căn cốt riêng của văn hóa một miền quê bán sơn địa trung du,
vừa có nét khoáng đạt của rừng núi hoang
sơ, vừa có nét cổ kính, nền nã, chuẩn mực, ấm áp của làng quê dân dã, thôn ổ Bắc Bộ truyền thống xưa nay. Tuy trải qua ngàn
năm Bắc thuộc và âm mưu nô dịch, đồng
hóa văn hóa nhưng sự trường tồn bền bỉ của văn hóa Việt cổ, văn hóa đậm chất Giao chỉ vẫn sừng sững như một tượng đài.
Cái căn cốt ấy đã làm nên chủ đề xuyên suốt
của tập thơ “MỘT THOÁNG XUÂN HƯƠNG”, vẽ lên dung mạo của một tác phẩm trữ tình, lấp lánh trí tuệ của một phong
thái thơ nữ sĩ họ Hồ Quỳnh Lưu xứ Nghệ
xưa. Dí dỏm, hài hước mà không dung tục dễ dãi. Cười cợt, đùa vui mà nghiêm ngắn, không quá đà sa vào sự dễ dãi để biến
thơ trở thành…tiếu lâm.
Bài thơ “BẮT CUA” của tác giả Đinh Thị Mai
Hòa (Chi hội Thơ Đường Tân Yên) là một bài thơ mang đầy đủ đặc trưng, sắc thái
cho nhận xét đó của tôi:
BẮT CUA
Vạch cỏ
xem hang gắng thọc vào
Lom
khom chân xoạc khổ làm sao
Chổng
mông quỳ gối tay nâng móc
Ưỡn
ngực cong lưng nước cuộn trào
Đôn đáo
ngược xuôi lòng bổi hổi
Mầy mò
ngang dọc nắng lao xao
Đồng
sâu ruộng cạn còn ham tới
Khổ mấy
giời cho vẫn cố đào.
Lâu nay, đã nói đến
thơ Đường thì chúng ta đều có sự e dè, kiêng nể và soi nhìn qua lăng kính mô phạm. Chúng ta hay khoác cho nó
một chiếc y thi đạo mạo để gò thơ vào những
khuôn phép cứng nhắc, đôi khi ngô nghê, vô hồn. vô cảm. Cuộc sống có nhiều đường đi. Văn hóa muôn màu chảy từ muôn nguồn
lạch. Việc Chi hội thơ Đường Tân Yên
khơi nguồn tứ thơ của nữ sĩ họ Hồ là một hướng sáng tác bình thường nhằm khơi dậy niềm vui sống chứ không dung tục hóa những
bài thơ phần nhiều còn “huyền thoại” mà
dân gian “gán” cho bà chúa thơ Nôm này. Âu cũng là một phút nghỉ ngơi trong lúc
dở dang sá cày đồng ban trưa của những nhà nông quê mùa ham chữ nghĩa mà thôi. Trong văn hóa dân gian, có khá nhiều
làng cổ mà cả làng nói phét như làng
Văn Lang (Tam Nông – Phú Thọ): “Văn Lang bắt
được con lươn/ Thịt mang nướng chả, còn
xương đẽo cày”. Làng Dương Sơn, xã
Liên Sơn, Tân Yên “nói phét gia truyền”.
Cụ Vũ Văn Lập (81 tuổi, trú tại thôn Chiềng, xã Liên Sơn) nổi tiếng với những câu chuyện “nói khoác” kiểu như:
“Ổ ong một ngày thu được vạn can
Ong no bụng quá xếp hàng đùa nhau
Mật vàng như thể vàng thau
Mời nhau một giọt, mười năm sau vẫn thèm”.
Rồi những tượng phồn thực của văn hóa Chăm Pa, nhà
mồ Tây Nguyên cũng là dạng thức Hồ Xuân Hương trong nghệ thuật mang đậm chất
phồn sinh của giống đực, giống cái. Đây đó có những nhà thơ dè bỉu, kiêng cữ
với những văn hóa nguồn cội đó. Khi nói về dòng thơ này họ xỉ vả nào là tục
tĩu, nào là khơi gợi nhục cảm, dục vọng thấp hèn, v…v và v…v. Văn hóa dân gian và dòng thơ
họ Hồ nữ sĩ đâu có là tội đồ để những ai
đó tự cho mình là cao đạo xa lánh, bĩu cợt! Tất cả những thâm thúy, trang
nghiêm đến cợt nhả, bông phèng của những nhà nho ẩn danh đến những câu chuyện tiếu lâm nơi thôn
trang không bao giờ hết được. Nó như những lạch nguồn chảy róc rách làm nên một nền
văn hóa truyền miệng ngàn đời. Nền văn hóa ấy không bao giờ mất đi, nó sản sinh
từ đời sống lao động vất vả trong nền văn
minh lúa nước làng quê Việt. Cho dù được “gán” cho Hồ Xuân Hương, Trạng Quỳnh
hay một nhân vật huyền thoại nào nữa thì những câu thơ, bài thơ mang tính “trường phái” đó cũng có phần sáng tạo thông
minh, trí tuệ của nhân gian.
Bài thơ “HẠN’ của
tác giả Đỗ Hoàn (Chi hội Thơ Đường Tân Yên) với những từ ngữ dân dã, hợp với lối nói làng quê là một bài
thơ mang đậm chất thôn quê mộc mạc mà hóm hỉnh, dí dỏm.
HẠN
Trời
đâu chẳng thấy nước ông tè?
Hạn hán
trên đồng đất toác khe
Ếch
nhái chui hầm mồm chả hé
Tôm cua
rúc hố lưỡi không thè
Bụi dơ
mấy cậu mê lùng ghẹ
Nắng
hoải bao chàng mải bắt ve
Nóng
bức ươn người môi bập bẹ
Hôm nay
nước đẫy chảy tràn phè.
Những bài thơ Đường nương theo khẩu khí nữ sĩ họ Hồ của các
tác giả “chủ nhà” ở đây rất đa dạng và không
theo chủ đề nhất định. Có tác giả nghiêm ngắn ở thế sự. Có tác giả nỗi lòng
chan chứa về niềm riêng, nhưng nhìn chung đều viết theo lối “thơ tục nghĩa thanh”, cố gắng theo thi pháp họ Hồ. Mà
những tác giả viết theo lối “tục mà thanh” này hầu hết là các tác giả nữ. Các
tác giả Đỗ Thị Hoa và Nguyễn Thị Thanh
Hoan
(Chi
hội Thơ Đường Tân Yên) là những ví dụ:
.
CANH
CUA
…
Vén cỏ
tình cờ trơ miệng lỗ
Moi bùn bất chợt hở đầu hang
Thò tay mò thử va vào yếm
Dạng cẳng sờ coi đụng phải càng
…
(Đỗ Thị Hoa)
CHUYỆN
LÍNH PHÁO
...
Điều hướng vân vê tìm góc bắn
Chỉnh tầm dồn dập nã tầng trong
Đối phương rên rỉ qua làn đạn
Bụi khói mịt mờ dưới sức công
Trận chiến xong rồi vui hể hả
Cựu binh lính pháo sướng rên lòng.
(Nguyễn Thị Thanh Hoan)
Những tác giả mang nặng nỗi niềm man mác trong tập thơ không
phải là ít. Vốn dĩ thơ Đường là phương
thức chuyển tải phù hợp với những tâm sự thâm sâu, kín đáo mà những thể thơ khác khó thể hiện được. Đó là sự
trở lại của những tâm hồn thơ giàu trăn trở
nỗi riêng trong dòng đời thế sự hỗn mang.
Bài thơ ‘ĐÁNH CỜ
NGƯỜI” mà dân gian bấy lâu vẫn cho là của nữ sĩ Hồ Xuân
Hương tưởng cũng dí dỏm đến thế này qua bài thơ ‘VUI CỜ” của
bác Lương Yên (Chi hội Thơ Đường Tân Yên)
VUI CỜ
Bàn cờ
sẵn ngả, trận bày xong
Đã quá
quen nhau, thuộc nước phòng
Sỹ gểnh
mã quỳ xe trực phóng
Tốt
ngênh tượng vén pháo cương nòng
Thình
lình chiếu tướng cong xe chống
Bất
chợt xuyên cung rạng sĩ gồng
Cấp tập
ngựa phi dồn chỗ hổng
Thắng
thua thoải mái phải không ông?
Có những bài thơ khiến người nghe nao lòng, thẫn thờ như nhận
được bức thư tình thời xuân sắc. Đọc “NHỚ NGƯỜI VIỄN XỨ” của Giáp Quang Vành (CLB Thơ Đường Tân Yên), không hiểu vì sao tôi cứ liên tưởng đến Trần Tế Xương khi
“Nhớ bạn phương trời”:
NHỚ NGƯỜI VIỄN XỨ
Chẳng
biết từ đâu góc cuối trời
Người
trong giây phút nhớ đầy vơi
Vần thơ
giao cảm chưa tròn ý
Túi kén
phù sinh đã đắng lời
Dẫu
biết bến tình trăng ngọc khuất
Thương
thầm chiếc phận lá xuân rơi
Nhớ
người viễn xứ tình lai láng
Một mảnh tâm tư
hai mảnh đời
Âu
đó cũng là cái tình sâu thẳm, ý nhị, kín đáo mà nồng thắm, xa xôi, bóng gió mà gần
gũi, nhớ nhung khôn nguôi trong văn hóa
người quan họ truyền thống xưa rày.
Tập
thơ “MỘT THOÁNG XUÂN HƯƠNG” thật là vườn Hương dậu Sắc, muôn hoa đua thắm. Các bạn thơ của Tân Yên góp vào
hương sắc ấy bao nồng nàn tình ý. Vẫn thấp
thoáng bóng dáng nữ sĩ họ Hồ nhưng phong vị thơ lại mang hơi thở hiện đại. Những ai đã đi qua chiến tranh mà không trải
qua bao hiểm nguy, gian khó. Ấy vậy mà tác
giả Nguyễn Đức (hi hội thơ Đường Từ sơn) trên đường hành quân ra trận thành sự tếu táo, lạc quan trước đạn bom quân giặc qua
bài thơ “CUỘC HÀNH QUÂN”:
Vượt
suối qua khe lại nhớ đèo
Đường
đi cỏ mọc lá quăn queo
Hành
quân gối mỏi còn ham muốn
Vượt
dốc chồn chân vẫn gắng trèo
Hơi thở
phì phò khi dốc sức
Mắt đờ
bủn rủn lúc trườn leo
Bên
mình súng đạn luôn gìn giữ
Thỏa
chí tang bồng phải cố đeo.
Tác
giả Trần Thị Hải lại dí dỏm trong “CỦA ĐỂ DÀNH”
Cha mẹ cho em của để dành
Bốn mùa hoa trái vẫn tươi xanh
Gò cao chăm sóc cây ưa hạn
Ao dưới khoanh vùng giống tốt nhanh.
Đọc thơ
của bác Văn Cường ở CLB Đông Đô – Hà Nội, tôi cứ nghĩ rằng, đây là giọng thơ
bỡn cợt của một cậu trai nào đó chừng mới đôi mươi thôi:
CHỐNG
HẠN
Tay ghì ngực ưỡn lại xoay mông
Tát nước đêm hè khó nhọc không?
Vục xả trăng vàng co gối hạc
Trào tuôn suối bạc dướn lưng còng
Lần mò dưới vũng banh gầu méo
Kéo đẩy trên bờ vít cán cong
Múc đủ hai canh người thấm mệt
Nhìn cây lúa vẫy thỏa thê lòng.
Bác
Nguyễn Xuân Ngọc – Hà Nội thì lại có lối chơi chữ, lái chữ tinh tế mà nghịch ngợm, ngỡ thanh nhã mà tục ngầm giống các ông
đồ xứ Nghệ kiểu một gã trai đang…tán gái qua bài thơ “QUÊN KÍNH”:
Đến chơi nhà bạn kính không đeo
Mắt kém xe nghiêng ngã lộn vèo
Ngắm núi Phượng hoàng công nó ngủ
Qua hồ Cổ mật trống ai reo
Mai dù góc bãi đang khoe sức
Mít ngọn đầu nương vẫn tóp teo
Khéo đứng tạo tu thành chính quả
Tốn lời khuyên bác chớ ham leo.
Nhà thơ
đến từ vùng mây nước huyền thoại Hạ Long Đỗ Đăng Hành mà tôi từng sống cạnh ông hiền thì thật ư hiền, cái hiền có thể
để cho ối phụ nữ tin cậy, cảm mến.
Nhưng mấy ai biết ông lão ngót thập bát có
mái tóc bạc phơ ấy vốn là chàng lính đặc công vào sinh ra tử, một đại úy tiểu đoàn
trưởng cầm quân khiến kẻ địch ở chiến trường Quảng Trị những năm khói lửa phải
táng đảm kinh hồn. Nhưng sự đời những “lão” càng hiền lại càng hóm. Cái hiền ấy
tỷ lệ thuận với cái hóm “gớm thịt”. Cái hóm ấy khiến “đối thủ” chỉ còn biết “chịu trận”
cười trừ. Nói vụng chứ, các “bà lão” cả ghen có khi chẳng dám “thả” “cụ nhà” đi
ra chỗ đông phụ nữ:
SỞ THÍCH
(Họa “Tám mươi” thơ Hoàng Thuyết Hạ Long)
Vẫn là sở thích cái
mào xanh
Tám chục mùa xuân
thắm nụ cành
Khéo trách cháu ngoan
quên gọi chú
Dẻo đùa em bé dám kêu
anh
Khi say khi tỉnh khi
vàng mắt
Lúc tỏ lúc mờ lúc
trắng canh
Yêu vợ quý con đành
tí chút
Chút mây chút gió
chút mong manh
Nói đến
lề lối xướng họa thơ Đường là nói đến sự “so gươm đọ súng”. Có cuộc ngang tài, ngang sức, có cuộc người xướng kẻ họa
nhinh nhỉnh hơn nhau chút đỉnh. Âu cũng là
sự thăng hoa, tung hứng của chữ nghĩa mà ai cũng vui lòng hể hả, đẹp cả anh với
nàng. Nhà thơ Đinh Thị Hạnh trong “TÂN
YÊN ĐÓN BẠN” mới thủ thỉ mời rằng:
Hãy
về Cao Thượng thả thơ chơi
Một
thoáng Xuân Hương rủ rỉ cười
Phơi
phới bóng hồng hong gió thoảng
Nuột
nà dáng liễu dậy men khơi
mà chàng Đàm Thanh
Vương ở tận Hạ Long đã nổi sóng cồn:
Đồ rằng Kinh Bắc đất sành chơi
Cùng khách đùa vui khúc khích cười
Một mảnh trăng ngà sau dải lụa
Hai gò đảo nhỏ giữa dòng khơi
Lão còn “cả gan”: “Vít mây đãi gió quên lời vợ”.
Bài xướng lay tình
gợi tứ, bài họa động cảnh khơi nguồn thì thật đáng danh “Gái Bắc, trai Đông”. Bài
thơ “VỀ KINH BẮC “của tác giả Đàm Thanh
Vương họa thơ nữ sĩ
Đinh Thị Mỹ Hạnh bài “TÂN YÊN ĐÓN BẠN”:
Đồ rằng Kinh Bắc đất
sành chơi
Cùng khách đùa vui
khúc khích cười
Một mảnh trăng ngà
sau dải lụa
Hai gò đảo nhỏ giữa
dòng khơi
Vít mây đãi gió quên
lời vợ
Rẽ nước khai sông mặc
sự đời
Đỏng đảnh mưa nhiều
nên nắng lắm
Gió giông thây mặc
bạn tình ơi!
Cùng đó, bài họa của tác giả Ngô Thị Ngọc
Oanh – Bắc Ninh để lại cặp thực dí dỏm, ấn tượng:
Mực còn chưa cạn còn ham viết
Giấy chửa nhàu quăn chửa chán đời
hay của
bác Phạm Cao Đàm – Hải Phòng đâu kém phần bóng bẩy, tếu vui:
Thấp thoáng ba bờ phô suối ngọc
Nhấp nhô hai đỉnh
hé non bồng
Chỉ
tiếc mảng thơ thế sự chỉ thấp thoáng đâu đó trong tập thơ như “NẶN TÒ HE” của bác
Phạm Hữu Trung – Hải Phòng:
NẶN TÒ HE
Nhìn
xem lũ trẻ nặn tò he
Tím đỏ
vàng xanh, một dãy hè
Gái mõ,
vua quan chằng chịt bột
Lợn gà,
ngan ngỗng lắc lư que
Vênh
vang mẹ Đốp như bà tướng
Ngạo
nghễ thượng thư tựa chú hề
Thứ bậc
nhỏ to đều nặn tuốt
“Điếc
nào sợ súng” nói chi nghe.
hay
“THỢ HỚT TÓC” của bác Phạm Hữu Xuân – Hạ
Long:
Càn
khôn thiên hạ dưới đôi tay
Phấp
phới lọng hoa nhất khoảnh này
Cạo gáy
xá gì quan chức bự
Đè đầu
nào ngán cước quyền hay
Vung
thanh bảo kiếm muôn râu rụng
Giũ tấm
long bào triệu tóc bay
Gương
ngọc ngời ngời soi vạn đại
Ngai
vàng lựa thế khéo vần xoay.
Hai bài
thơ cuối cùng tôi vừa trình bày như một lời cảm ơn các tác giả đáng kính về bài giới thiệu tập thơ “MỘT THOÁNG
XUÂN HƯƠNG” của tôi.
Tân Yên 20/5/2019
NGUYỄN ĐÌNH THÁI
Hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật
Quảng Ninh
Điện
thoại: 0782170358
Email:
thaiquangninh@gmail.com