THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Xin giới thiệu một thi phẩm quý của Đinh Cầm : 99 Bài thơ chữ Hán của Cụ Nguyễn Khuyến
17-10-2013
Bia sachm.jpg Tác giả Đinh Cầm là Chủ tịch Chi hội thơ Đường Hà Nam . Xin giới thiệu một công trình nghiên cứu thơ cổ của Ông

Thi bá Đinh Cầm quê Thanh Liêm, Hà Nam hiện là Chủ tịch Chi hội thơ Đường luật tỉnh Hà Nam. Ông tham gia nhiều lĩnh vực và cũng đã có nhiều tác phẩm xuất bản. Vừa qua ông lại cho ra mắt tập "Thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến" do ông biên dịch và cảm nhận được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Đây quả là một công trình quý hiếm.

 

        Tập thơ dày trên 300 trang với 99 bài thơ của Cụ Tam Nguyên sau mỗi bài là bài dịch của ông, kèm theo một lời cảm nhận. Hầu hết là những baì thơ chưa công bố nhiều trên các mặt sách báo.

 

      Sách được bố cục từng phần theo chủ đề tập trung sáng tác của Cụ Nguyễn Khuyến, như : Cảnh vật, Vịnh sử, Lộ trình, Tâm sự, Về nhà, Cảm tác, Gia đình, Thù tặng, Du vịnh, Vịnh vật, Tức sự. Một số trang rất quý là ông giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Thi hào Nguyễn Khuyến với góc độ người quê hương ông.

 

     Vơí vốn Trung văn, cộng với sự tìm tòi nghiên cứu, Ông đã để lại cho văn đàn thơ cổ một sáng tạo đáng trân trọng . Hiện nay ông là Hội viên Hội VHNT Hà Nam, Hội viên CLB thơ dịch của Hội nhà văn Hà Nội và một số CLB thơ văn khác. Trong lĩnh vực thơ văn và câu đối ông cũng đã đạt được một số giải thưởng xứng đáng.

                           Xin giới thiệu thi phẩm cùng bạn đọc, và  trích dẫn một tác phẩm trong tập :

 

             咏 阮 行 遣

 

風 雲 際 會 效 馳 軀

不 忍 蒼 生 渴 望 囌o

欲 治 強 胡 新 手 段

盡 收 大 越 舊 輿 圖o

擎 天 事 業 光 千 古

震 世 聲 名 满 九 州o

早 識 功 名 難 善 處

黄 山 應 伴 赤 松 游o

                   Nguyễn Khuyến

 

 Âm Hán : VỊNH NGUYỄN HÀNH KHIỂN (1)

 

Phong vân tế hội hiệu trì khu

Bất nhẫn thương sinh khát vọng tô

Dục trí cường Hồ tân thủ đoạn

Tận thu Đại Việt cựu dư đồ

Kình thiên sự nghiệp quang thiên cổ

Chấn thế thanh danh mãn Cửu Châu

Tảo thức công danh nan thiện xứ

Hoàng sơn ưng bạn Xích Tùng du.

 

Dịch nghĩa : VỊNH NGUYỄN TRÃI

 

Gặp hội gió mây, ông đã cố sức ruổi rong

Không chịu để dân đen khao khát được sống lại

Muốn đem phương sách mới để diệt giặc dữ

Thu lại hết bản đồ cũ của nước Đại Việt ta

Sự nghiệp chống trời sức sáng ngàn thuở

Tiếng tăm lừng lẫy khắp cả Chín châu ( 2)

Nếu sớm biết công danh là con đường thật khó

Thì nên lên núi Hoàng theo ông Xích Tùng đi chơi (3)  

 

Dịch thơ : Đinh Cầm

 

                   VỊNH NGUYỄN TRÃI

 

Gặp hội gió mây ráng ruổi rong

Hồi sinh chẳng chịu để dân mong

Muốn dùng mưu lược xua giặc dữ

Thu lại cơ đồ cứu núi sông

Muôn thuở chọi trời, tên chiếu sáng

Chín châu dậy đất tiếng vang lừng

Công danh sớm biết con đường khó

Thà đến Hoàng Sơn với Xích Tùng !

 

Chú thích :        1. Tức Nguyễn Trãi,ông đã từng giữ chức Hành khiển

                   2. Đây chỉ Trung Quốc thời cổ có Chín châu.

                   3. Xích Tùng Tử ,một nhân vật trong Thần tiên truyện. Thiên Lưu hàn thế gia chép rằng: Sau khi Trương Lương giúp Hán Cao tổ phá được Tần, diệt được Sở lập nên Nhà Hán. Ông liền theo Xích Tùng tử học phép " đạo dẫn "  để tu tiên. Nhưng mục đích chính là để tránh họa tàn sát công thần thừơng xảy ra trong lịch sử, nhất là lịch sử Trung Quốc.  

 

Cảm nhận:     Những trang sử oanh liệt chống quân Minh xâm lược của dân tộc ta mà ngọn cờ là Lê Lợi. Với mưu lược tài tình của Nguyễn Trãi còn vang mãi tới ngàn sau." Binh Ngô đai cáo " là một áng hùng văn, là một Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam thời đó . Không  giấy bút nào viết hết được công trạng của ông. Danh tiếng của Nguyễn Trãi đã vang vọng khắp non sông Đại Việt , kể cả chín châu đất Minh thời đó và cho đến ngày nay . Vậy mà ông lại  gặp phải nỗi oan khiên dưới tay bọn nịnh thần cơ hội . Biết vậy thà sớm theo bước của ẩn sĩ xưa như Xích Tùng tử có phải hơn không ?

                                                                    Đinh Cầm

 

 

 

Tác giả BBT