THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Thi phẩm" Thơ Đường Hà Nội" tập hai
19-08-2012
Sách tho.JPG   Xin giới thiệu Thi phẩm " Thơ Đường Hà Nội " hai

Vài nét  về thi phẩm

            “ Thơ Đường Hà Nội” tập 2

 

           Thơ Đường Hà Nội - tập 1 ra đời đã đánh dấu một bước quan trọng về phong trào làm Thơ Đường . Nó để lại một niềm tin tưởng đối với lãnh đạo Trung tâm văn hóa Hà Nội, và là tiền đề cho CLB thơ Đường Hà Nội ra đời.

            Ngay trong ngày nhận quyết định thành lập CLB thơ Đường Hà Nội  của Giám đốc Trung tâm văn hóa  Hà Nội (19 /7/2010) thì chúng ta đã nhất trí cao để xuất bản tập thơ Đường Hà Nội 2.  Mặc dù  thời gian lúc này rất eo hẹp phải  ổn định tổ chức để cấp thẻ đợt 1 cho 207  hội viên, nhưng tới cận tết Tân Mão tập thơ cũng đã được xuất bản tại Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc .

          Tập thơ xinh xắn tròn trịa  400 trang, với 13 chiếu thơ cơ sở góp bài, đã kết thành một lẵng hoa tươi dâng lên  Đại lễ 1000 năm Thăng Long, chào mừng xuân Tân Mão và Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI.

           Gần 500 bài thơ nổi bật là chủ đề ca ngợi minh công đức Vua  Lý Công Uẩn, ca ngợi sự vẻ vang của Lý triều bát đế. Trong một giai đoạn lịch sử đã làm cho đất nước huy hoàng, để có Thăng Long 1000 năm tuổi. Đây là một nhịp cầu thời gian từ Đại La – Thăng Long tới Hà Nội hôm nay, trong đó chứa chất bao thăng trầm lịch sử nhưng vẫn giữ vững được hồn thiêng sông núi: “ Đại Việt huy hoàng bền xã tắc/Việt Nam phồn thịnh vững sơn hà”.( Thăng Lòng ngàn tuổi – thơ Chiến Anh – Long Biên).  Một chuỗi thời gian đầy biến động ấy Thăng Long - Hà Nội vẫn đứng vững trước bão tố chiến tranh vệ quốc, trước sự hủy hoại của phong sương tuế nguyệt, công đầu thuộc về người dân thủ đô, sau tới là lòng yêu nước của cả một dân tộc kiên cường, không hề chịu khuất phục trước cường bạo . Chính bởi một lòng tin Thủ đô “ trái tim Tổ quốc”. “ Cố đô giữ trọn niềm tin tưởng/ Cả nước yêu thương mảnh đất này” ( Thủ đô 1000 năm tuổi . Thơ Linh Lâm - Ứng Hòa )

             Nói về Thăng Long – Hà Nội nhiều tác giả đã nhắc tới các anh hùng  mà cuộc đời và chiến tích của họ gắn liền với Hà Nội, như Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Phùng Hưng, Hai Bà Trưng cùng với Nguyễn Trãi, Trạng Bùng, Hoàng Diệu, v v... Những bài thơ nhớ Tháp Bút,  Ba Đình,  Hồ Gươm,  Ô Chợ Dừa, Nhật Tân, Quảng Bá, chùa Trấn Quốc, Hồ Tây, chùa Một Cột... Mỗi bài thơ một vẻ duyên dáng để tô thắm bức tranh thơ nói về Trái tim tổ quốc mà dấu ấn lịch sử được bắt nguồn từ sự phát tích Lý Công Uẩn dời đô về thành Đại La .

               Thăng Long 1000 năm trước đã làm rạng rỡ non sông. Hà Nội ngày nay dưới thời đại Hồ Chí Minh đã tiếp bước cha ông cũng luôn viết lên những trang sử vàng chói lọi.  Bài thơ “Hà Nội nhớ mãi ...” của tác giả Nguyễn Văn Thụ đã vẽ lên khung cảnh hào hùng của hai mùa đông lịch sử, quân và dân Hà Nội anh dũng “Thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, mở trận đầu cho 9 năm trường kỳ kháng chiến:” Nhớ thuở Hà Thành rực lửa hoa” vì có  Hai tháng giữ thành quên mệt mỏi/ Chín năm kháng chiến mải xông pha”. Và sau một chặng đường dài gần 30 năm chiến tranh cứu quốc vĩ đại Hà thành lại rực lửa hoa,Thấn sấm, Con ma, Pháo đài bay B52  Hoa Kỳ rơi rụng trên bầu trời Hà Nội. Với lời kết phá cách, bài thơ hai khổ liên hoàn, ông viết “ Điện Biên Phủ thắng rộn tiếng ca”.

             Sự tích hào hùng Điện Biên Phủ trên không ấy đã buộc Mỹ phải rút quân và chúng ta thừa thắng tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975  lịch sử.

           Tập thơ còn rất nhiều bài nói về Thăng Long, về Hà Nội, về Tràng An, về Hoàng Thành, về thủ đô yêu dấu của chúng ta, với nhiều nét bút sắc sảo, cô đọng:

           Muôn thuở thánh linh trời Hà Nội

          Ngàn năm văn hiến đất Thăng Long.

       Một mảng đề tài không kém phần quan trọng trong tập  thơ là tình yêu quê hương,  đất nước. Phong cảnh thiên nhiên huyền diệu của đất trời mỗi độ thu về, và cả thời khắc xuân sang. Bằng bút pháp miêu tả vừa như thực, vừa như mơ có những vần thơ gây cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc “ Trăng sáng Nhuệ giang, tìm Đỗ Phủ/ Lụa đào Vạn Phúc nhớ Xuân Hương( Thơ Đinh Nho Hồng. Hà Đông) Hay “ Sa Pa rỡn nguyệt cùng sơn nữ/Tam Đảo đùa mây với bướm vàng (Thơ Kim TuyênQuận Cầu Giấy). Mỗi ý thơ mỗi vẻ nhưng đều dung hòa vào một trái tim dành cho tình yêu đất nước, yêu con người Việt Nam. Để thi nhân chúng ta cất lên : “ Dâng hiến hết mình vì đất nước”( thơ Trần Hiếu – Hà Đông.) Tình yêu đất nước ấy qua năm tháng chiến tranh cũng như trong những giai đoạn nắng gội, mưa dầm dựng xây Tổ quốc, kiến tạo cho Thủ đô ngày một to đẹp hơn, đều được thể hiện trên nhiều góc cạnh, trong nhiều ý thơ. Điểm sáng nổi bật mong đạt tới “ Tổ quốc Việt Nam cùng sánh bước/ Cộng đồng thế giới rực tương lai” ( thơ Nhất Anh – Từ Liêm)

             Tình yêu đất nước của chúng ta  xuyên suốt trong tập thơ, dạt dào, uyển chuyển. Có thể là yêu một gốc cây xanh “Đằm bóng cả cành xanh bát ngát”( thơ Hữu Sâm - Ứng Hòa) hay “ Cột cờ, nền cũ phơi sương nguyệt/ Giếng đất, đường xưa dọi ánh dương”(Thơ Nguyễn Trọng Khoát – Từ Liêm). Biết bao điều dung dị trong thơ chúng ta nhắc tới nó đều toát  nên một vẻ đằm thắm thiết tha của những con dân đất Việt đối với Tổ quốc của mình. Điểm vào đó là những vần thơ nhắc tới nền văn hiến 1000 năm sâu sa mà lằng đọng, tình túy mà không kiêu sa, lộng lẫy mà không lòe loẹt, đó là dòng thơ luật Đường cứ êm ả chảy theo dòng thời gian cùng với Chiếu dời đô của đức vua triều Lý. “Xưa vang Như Nguyệt áng thơ thần/Thơ Bác sấm rền báo hiệu xuân/ Thơ dệt cho đời muôn ý đẹp/ Bổng trầm vang vọng tiếng chuông ngân .(Thơ Nhất Tâm,Thạch Thất”).

             Từ những vần thơ bộc lộ hào hùng lòng yêu quê hương, đất nước, chúng ta cũng thấy tỏa sáng nhiều chùm thơ ca ngợi công ơn Đảng, Bác. Đảng Cộng sản của chúng ta vừa đại hội thành công lần thứ 11, trong mùa xuân Tân Mão. Mùa xuân  thứ 81 Đảng ra đời. Những chi tiết ấy đều nảy ra những tứ thơ hay :“Tám mốt năm qua một chặng dài/ Đạp bằng sóng dữ , dẹp chông gai ( Thơ Xuân Hồng – Cầu Giấy).  hay “ Mừng dân độc lập sáu nhăm tuổi/ Chúc Đảng trường tồn tám mốt xuân.( Thơ Hữu Nghĩa – Thanh Oai).Từ những tấm lòng , những câu thơ tri ân với Đảng với Bác Hồ nhiều tác giả  đã thể hiện rất thành công tấm lòng kính yêu Bác bằng những ý thơ da diết “Những muốn thế gian yên giấc ngủ/ Lại mong nhân loại rộn câu cười. / Giọng hò xứ Huế nghe tha thiết/ Yên nghỉ lòng Người vẫn chưa  vơi.( Thơ Nguyễn Hà Sơn . Ứng Hòa). Thật là xúc động tác giả Giang Hoàng Thung - Đan Phượng viết  Bác về chống hạn với dân :“ Chung tay cứu lúa thêm gầu nước/ Góp sức cho đồng dịu bóng mây” để rồi “ Mênh mông sóng lúa vàng dâng Bác/ Phố mới, làng xưa nỗi nhớ đầy”. Hình tượng Bác Hồ càng cao quý, thì lời thơ khi chúng ta viết về Bác càng gần gũi thân thương . Khi Bác đã đi xa chúng ta nhớ Bác như đàn con thương nhớ cha già : “Trong dạ bồi hồi con nguyện ước/ Bác Hồ sống mãi với dân ta.( Thơ Phạm Xuân Diệu. Từ Liêm).  Tác giả Trịnh Xuân Quang – Đông Anh có bài thơ khoán thủ “ Việt Nam  đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Bên cạnh những bài thơ viết về Đảng , về Bác, cũng rất nhiều bài viết về Vị tướng già  Võ Nguyễn Giáp - Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong năm mừng Đại lễ Thăng Long Cụ tròn 100 tuổi. Xuân Tân Mão này Cụ đã bước sang nấc thang 101 xuân đời. Một tướng lĩnh tuyệt vời :“ Tài trí song toàn lừng thế giới/ Văn phong khúc chiết vọng xa gần” ( Thơ Vũ Xuân Tình. Hoài Đức).  tác giả Nguyễn Tiến Đệ, Ba Đình gieo hai câu kết trong bài Mừng Đại tướng :“ Dẫu trải thăng trầm tâm vẫn sáng/ Hoa xuân đại thụ thắm muôn lòng”. Không sao điểm hết được tất cả những bài thơ trong tập nói về Đảng, về Bác Hồ, về Đại tướng Võ Nguyễn Giáp và có một điều rõ nét là đã viết về Đảng, về Bác, về vị tướng già, bài nào cũng chứa đựng một niềm kính trọng, tự hào, thể hiện qua ngôn từ hào sảng và chau chuốt.

         Cũng không ngoại lệ, Thơ Đường Hà Nội  tập 2, cũng rất nhiều bài thơ nói về tình yêu nam nữ. Đây là một mảng thơ muôn thuở vẫn không già. Các cây bút tuy đã là U 60, U 70, U80 .. Nhưng khi đặt bút viết về tình yêu thì đều trẻ trung, tràn trể sức sống. Bởi lẽ :“Trước gương biết mình đã  già, Nghe trái tim đập vẫn là còn xuân”. Dù đó là tình bạn thơ, hay những ký niệm về một thời nhung nhớ, về một cuộc tình duyên lỡ dở, hay phải chia tay nhau bởi nhẽ chiến tranh...Tình cảm đó khi được thể hiện ra đầu ngọn bút đều mượt mà lắng đọng , diết da :“Ai xuôi về đó xin  giùm nhắn/ Bến đợi một đời vẫn mộng mơ”( thơ Thanh Hiền, Long Biên). Hay :“ Dù xa vẫn giữ lòng son sắt/ Gói trọn hình ai trong trái tim”(Thơ Mai Tuyết Nghĩa – Mỹ Đức). Thi hữu Nguyễn Văn Sinh, Ứng Hòa thì :“ Nhớ người trong mộng , đêm thao thức/  Nhớ mối tình đầu, nhớ nụ hôn”.

           Trong “Giấc mộng trưa hè” của Tác giả Trịnh Cơ  với 2 câu kết :“ Chợt thoáng giai nhân tha thướt hiện/. Bâng khuâng xao xuyến rộn lòng ai?” Một câu hỏi cho tất cả các thi nhân có tình trong thơ, và cũng ít nhất một lần thơ viết về tình. Cây viết trẻ Nguyễn Thị Thu Hà chiếu thơ Thạch Thất trong bài Duyên quê :“ Em đi hoa nắng vương trên tóc/ Anh bảo hương thầm để nhớ nhau”. Quả là cách tỏ tình kín đáo mà sâu sắc. Lấy hoa nắng, hoa cau để nói hộ tình yêu. Thật là mộc mạc và rất duyên quê.

    Như Huế lấy “Miếng trầu cay”để nói về mối tình đôi lứa:“Đầy vơi duyên thắm còn chưa đủ/ Nặng nợ tình nồng đã chót vay”. Mỗi ý thơ nói về tình yêu một vẻ, nó thoang thoảng nhưng ngọt nồng như hương nhài, đằm thắm nhưng kín đáo như hương quỳnh trong đêm trăng.  Tác giả Vũ Xuân Tình Hoài Đức  xúc động thật sự trước sắc đẹp dịu dàng của người thôn nữ:“ Da phấn mịn màng bầy bướm lượn/ Tóc mây tha thướt sợi tơ hong”. Ông đã buông hai câu kết :“Gặp em cứ ngỡ tiên trần thế/ Nỗi nhớ bùng sôi đến cháy lòng”.

          Tập thơ còn nhiều chủ đề, nhưng phạm vi bài viết không tải nổi tất cả , người viết bài này chỉ giám điểm qua đôi chút, chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa.

            Tuy nhiên cũng không thể không nhắc tới đôi nét còn hạn chế. Giá như bài viết của một số tác giả vuông vắn hơn một chút. Và thời gian của những người tham gia tuyển chọn rộng dài hơn một chút thì chắc chắn những sai sót trong tập thơ được hạn chế thì tập thơ còn hấp dẫn hơn nhiều.

    

     Tuy nhiên “ Thơ Đường Hà Nội” tập 2  cũng đã khắc họa  được rõ nét về sự khởi đầu thắng lợi Câu lạc bộ thơ Đường Hà Nội. Nó là một dấu mốc trân trọng trên bước đường phát triển, đóng góp có hiệu quả vào việc phát huy và giữ gìn  bản sắc văn hóa dân tộc của Người Hà Nội. Là những thi bá, thi huynh, thi hữu, đang sống trên mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến có mặt trong CLB thơ Đường Hà Nội là một niềm tự hào không phải ai cũng có. Và chúng ta cùng nhau bày tỏ lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm văn hóa Hà Nội, đã tạo điều kiện cho thơ Đường Hà Nội  tập 2 ra mắt bạn đọc.  

                                               

                                                                           Nhất Tâm

 

Tác giả BBT giới thiệu