Tôi và Kim Tuyên cùng là bạn của anh Nguyễn Duy Hùng. Tôi chơi với anh từ năm 2004, có lẽ Kim Tuyên còn sớm hơn.
Ngay từ những năm sau ấy, tôi thấy thơ anh hay nên có hỏi với anh:
- Sao không xuất bản?
- Anh đáp:
- “Mình nghĩ đợc bài nào thì chép vào những tờ giấy rời, bây giờ bị thất lạc, khó tập hợp lắm”.
Mùa hè năm 2012 anh mắc bệnh phải vào điều trị tại bệnh viện 108. Tôi đến thăm anh, ngạc nhiên hỏi:
- Anh bị bệnh gì mà sút đi nhiều thế?
Anh thản nhiên: - Ung th! Sắp đi rồi!
Tôi động viên anh: - Anh thản nhiên và lạc quan thế này, là không sao đâu!
Về đến nhà, tôi điện cho anh: “Anh có nhớ đợc bài nào không, chép ra đi, hay đọc cho cháu nó chép cho. Đừng để rơi vãi, phí lắm, ngời ngoài không đọc thì vợ đọc, con đọc, cháu đọc, bạn bè đọc… Đọc để thấy đợc nhau”.
Tôi chờ lâu lâu, không thấy anh gửi cho những bài thơ ấy, rồi tôi lại mắc nhiều việc không tên, nên có nhãng đi.
Bỗng một hôm, Kim Tuyên điện cho tôi: Em đã “Mail” cho anh tập thơ của anh Hùng rồi đấy, anh đọc lại đi để đa cho nhà xuất bản, càng sớm, càng tốt, đừng chậm nhé! Kim Tuyên nói thật nhanh, nói thật đanh ba chữ cuối…
Anh Hùng viết về mẹ thật là tri ân, sâu nặng:
úng, khê, no... đói thời thơ ấu
Giặc giã ngậm ngùi… thuở lớn khôn
Hai câu này đã làm rõ ra sự từng trải, gian chuân của ngời mẹ. Rồi đến hai câu luận, phép lu thuỷ đối còn làm ta xúc động trớc sự cao cả hy sinh của ngời Mẹ.
Tần tảo nuôi con lo sớm tối
Để rồi dứt ruột tiễn chân con
Ngời mẹ anh in hệt bà mẹ Việt Nam, in hệt bà mẹ Tổ quốc Việt Nam.
Yêu thơng Mẹ, anh lại càng yêu thơng, nhung nhớ đến quê mẹ.
Con đờng lát gạch rộng thênh thang
Hai dãy ô rô xén thẳng hàng…
(…) Một bên ao nối thành con suối
Một phía vờn chen dựng đại ngàn(...)
Mỗi độ xuân sang hoa bởi nở
Con về quê mẹ, dịu mênh mang…
Thơ viết về mẹ, về quê mẹ, anh Hùng không mợn ý, không mợn từ, không mợn tứ của thơ Đoàn Văn Cừ, nhng khi đọc lên, đọc thật chậm, tôi vẫn thấy thơ anh tiết ra vị ngọt ngào, ấm áp không khác Đoàn Văn Cừ.
Vợ anh quê ở làng Thợng Lâm, huyện Mỹ Đức (thuộc Hà Đông xa, nay là Hà Nội), nơi ấy là vùng đất bán sơn địa, có hồ rộng nh gơng, có sông dài nh lụa, có núi dựng nh thành, có đồi chè nh gấm, đẹp cảnh, đẹp tình.
Và đây là hình ảnh vợ anh thuở ban đầu thể hiện trong bài thơ: “Thôn nữ qua đồi”.
Lá ớp hơi thu chín óng vàng
Nắng bồng thôn nữ đẹp nguyên hoang
Mắt ai xao nhẹ hồn trong trẻo
Dạ khách chao nghiêng phút ngỡ ngàng
Ghen với gió ngàn hôn tóc sóng
Muốn là cung cấm đón ngời sang (…)
Và đây nữa, từ buổi đang “yêu”
Nếp quýt ruộng em chín óng vàng
Mang liềm cắt trấu lội bờ sang
ấm câu anh hỏi từng cô bác
Đỏ má em tha với xóm làng
Quên mệt, bởi tình yêu thắm thiết
Thêm nồng trong sóng lúa mênh mang
Bạn qua ríu rít khen anh tốt
Cho thoáng lòng em thấy xốn xang.
Viết về mẹ, thơ anh Hùng chân chất, thành kính, tâm tình. Viết về vợ, viết về tình yêu, thơ anh Hùng phong nhã, hào hoa, đa cảm.
Vậy điều gì đã làm nên thơ anh.
Anh có sở trờng đặt câu theo lối “Văn Tây”; đặt đảo thành phần ngữ pháp, nó có hiệu quả làm cho thể thơ Đờng luật trẻ ra, hiện đại ra, ví nh trong bài: “Mất mùa ngâu”
Dới trúc, xua nồng già phẩy quạt
Trong ao, tắm mát trẻ đùa nhau
Mong ma mấy bác nghênh trời đất
Tát nớc dăm cô ngửa miệng gầu
Đọc mấy câu ấy, ta phảng phất thấy phong cách bà chúa thơ Nôm:
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sơng gieo
ấy vậy là ta cũng lại thấy bà Hồ Xuân Hơng đã hiện đại hoá thơ Đờng luật từ trớc chúng ta đến mấy thế kỷ rồi.
Rõ ràng anh Hùng đã biết tích hợp cái hay trong phép đặt câu của thời này và của thời xa.
Thơ anh Hùng không thấy có cảnh huống éo le, cũng không có cảnh huống bi lụy nhng bù lại anh thờng lấy tứ thơ để làm cho thơ muốn đọc. Ví nh trong bài thơ “Lên chùa”.
Khách qua thuyền khách chao nghiêng ngửa (3)
Tôi đốt lòng tôi để rối bời (4)
Em vớt hồn ai tay khoả nớc (5)
Hay đùa nhân thế ý trêu ngơi. (6)
Lại ví nh trong bài “Thoáng tình trên suối”
Mạn non tóc thả bay tà áo (3)
Bến mắt tôi qua đắm mảnh hồn (4)
Nắng khoả tay ai hồng nét ngọc (5)
Miệng làm hoa suối thắm hoàng hôn (6)
Với hai ví dụ trên, ta không bàn về phép đối của thơ anh rất tự nhiên nhng lại rất nghiêm chỉnh mà chỉ xin nói về tứ thơ thôi.
ở ví dụ trớc tứ thơ của câu (3) gợi ra tứ thơ cho câu (4). Các hình ảnh gợi cảm “chao nghiêng ngửa” khiến cho ai đó đang độ xuân thì làm sao lại không bối rối, không bị đốt lòng.
ở ví dụ sau, cái tứ “bến mắt” ở câu (4) với cái tứ “miệng làm hoa suối” thật là vi diệu.
Thơ anh Hùng dễ làm cho ngời ta say, do còn ở cách dùng từ nh trong bài “Đờng chiều” có câu:
Nón thả vai mềm say nắng ngủ
Hơng tuôn tóc suối ngập chiều vơi
Vâng, thế nào là “Nắng ngủ” thế nào là “Chiều vơi” chắc rằng “Nắng ngủ” là định nói, nắng đã dịu dần đi, nắng đã tắt rồi và “Chiều vơi” là định nói, ngày sắp hết, chiều đã muộn, đã sắp hoàng hôn. đó chính là phép biến hoá từ, phép ấy có thể biến một từ đã quen thành một từ rất mới.
Viết đến đây, tôi xin nhờng quyền khám phá cái hay về cách lập tứ, dùng từ trong thơ của anh Hùng cho bạn đọc …
Thơ chép trên giờng bệnh chủ yếu là thể thơ Đờng luật. Nhng tập thơ này lại thấy lạc vào vài bài thơ thất luật, không đối, không niêm.
Có lẽ là bởi mạch thơ của anh “chảy” nhanh quá, là bởi ý chí chiến thắng bệnh tật của anh mãnh liệt quá. Nghĩ nh vậy nên tôi và Kim Tuyên bảo nhau cứ giữ nguyên không sửa, để làm lu niệm những giây phút xuất thần của thơ anh. Tôi, Kim Tuyên và các bạn của anh cảm phục anh lắm, anh Hùng ơi!
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2013
Nguyễn Văn Thụ
Say đây là một số bài thơ trích trong tập " Quê Mẹ"
do BBT giới thiệu :
MẸ GỘI ĐẦU
Kính dâng hương hồn mẹ.
Rơi nhẹ lá vàng báo tiết đông
Nắng nghiêng bóng mẹ gội bên song
Vẫn hương bồ kếp thời thơ ấu
Vẫn lá hương nhu thủa yếm hồng
Bắc ghế phơi mây dài quá gót
Buông tơ hong gió ngát qua đồng
Mênh mang thương mẹ con quanh quẩn
Tóc quyện má con dịu ấm nồng.
Hồi ức thu 1952
MẸ TÔI
Mẹ cũng như bao bà mẹ Việt
Võng ru từng buổi cuộc vuông tròn
Úng khê no đói thời thơ ấu
Giặc giã ngậm ngùi thuở lớn khôn
Tần tảo nuôi con lo sớm tối
Để rồi đứt ruột tiễn chân con
Thanh bình về với căn nhà lá
Gạt lệ vui buồn với nước non.
QUÊ MẸ
Kính dâng hương hồn mẹ
Con đường lát gạch rộng thênh thang
Hai dãy ô rô xén thẳng hàng
Cổng phượng bao đời phơi nét cổ
Dân thôn mấy thủa giữ danh làng
Một bên ao nối thành con suối
Một phía vườn chen dựng đại ngàn
Mỗi độ xuân sang hoa bưởi nở
Con về quê mẹ dịu mênh mang.
Tây Mỗ - Xuân 1998
CHỢ QUÊ
Lều xiêu trên bến nước đầy vơi
Lộn xộn thúng quang í ới mời
Tiếng lợn éc mang người nhốt rọ
Bu gà te mặc nắng hun trời
Mồ hôi cũng chen nhau vào chợ
Nước vối rao mời khách khản hơi
Bán ế có cô ngồi ngáp vặt
Hỏi mua em mắt với môi cười.
Chợ Ba Thá 1964
KHÚC THIÊN THAI
Thổi khúc Thiên Thai sáo mục đồng
Lan đồi cỏ mượt lướt mênh mông
Chèo khuya bến ngọc nao trời thẳm
Hạc vỗ non vang ảo cõi không
Phách giục xiêm bay dâng đào thắm
Sênh dồn rượu đổ ướp môi nồng
Nhớ trần gạt lệ chia ân ái
Trở lại lau reo lạnh cõi Bồng.
Đồi Trám - Tuy Lai 1968.
ĐƯỢC MÙA
Trên đồng tíu tít gái cùng trai
Nối gót về thôn kĩu kịt vai
Hồng lửa thổi cơm lo tối sớm
Sáng trăng đập lúa mặc đêm dài
Rơm cây rộn rã câu hò hội
Thóc cót ấm nồng chuyện mối mai
Nếp quýt đồ xôi em ửng má
Hương đồng xao xuyến áo duyên ai.
Cầu Đơ - Hà Đông 1990.
ĐỈNH YÊN LỘNG GIÓ
Chêng vênh tạc thế hiểm
Chót vót dựng tầm cao
Đá thổi vang cung lộng
Cây rung xé lá gào
Chim ngang trời cuốn vút
Chuông lửng khói bay ào
Đỉnh gió mây hoành tráng
Lòng người say dạt dào.
Yên Tử 19/10/1999
NÚI TẢN
Đỉnh lẫn trời xanh biếc một màu
Vĩ hùng vươn thế đứng dài lâu
Thông reo tích cũ thần dâng núi
Mây quyện cung xưa đá dựng lầu
Đâu thủa sóng gào vang chiến địa
Chỉ còn gió hát lộng ngàn dâu
Non thiêng ru giấc Ngọc Hoa ngủ
Trong áng thoại huyền đẹp ngọc châu.
Sơn Tây- Năm 2005
SÔNG ĐÀ
Chớp rổ mưa tuôn đổ suối ào
Thác gầm trải lụa trắng non cao
Xô bờ cuồn cuộn tung dòng chảy
Vỗ đá âm vang dội sóng gào
Người dựng bản, cồng reo bến nước
Cát bồi nương, suối thắp trời cao
Vẽ tranh thủy mặc soi non Tản
Hát khúc hùng uy tự thủa nào.
Thủy điện Hòa Bình - 2004
THU MUÔN THỦA
Đường xưa xào xạo gót thu sang
Ươm nếp uốn câu cúc chín vàng
Đồng thổi gió buồn hương dĩ vãng
Tơ buông bến lạnh sóng lang thang
Gánh quê cô gái rao duyên cốm
Trống hội đèn hoa ngập xóm làng
Ngước mắt trong veo hồn thiếu nữ
Phập phồng câu hẹn bến đò ngang.
CHỢ PHIÊN TƠ LỤA LÀNG ĐƠ.
Chợ họp vui thôn ngát lúa đồng
Người về kén lụa đất Hà Đông
Gấm vào xứ Huế buông chiều tím
Vóc tới kinh đô thả khói hồng
Để bãi dâu nên tơ óng ánh
Cho vòng sa đuổi nhịp say nồng
Câu Quan họ lụa giao duyên thắm
Áo tứ thân tươi hội núi sông.
ĐỒNG QUÊ
Những mái tranh xưa ấm khói vương
Mênh mang đồng trải cảnh yêu thương
Cánh cò thấp thoáng vui thôn xóm
Mây trắng lang thang ấm nẻo đường
Lúa thở dạt dào trong biển nắng
Môi cười hiền dịu giữa quê hương
Ngàn năm vẫn giữ hồn dân Việt
Trăng gió không vương bụi phố phường.
Quân y viện 108 ngày 29/1/2013
GIÃ BẠN
Sao còn dùng dằng lúc chia phôi
Ngàn dặm rượu vui đã cạn rồi
Tiếng gọi xin đừng dâng ánh mắt
Tơ vò sao cứ rối lời môi
Người về nhặt nhớ ngày bên Huế
Tôi đứng trông theo bước cuối trời
Chắc nhỉ đêm nay đâu chỉ có
Dưới trăng ai uống nỗi đầy vơi.
Nguyễn Duy Hùng – Hà Đông , Hà Nội