THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Vẻ đẹp của Bài thơ “Thu trên non”
14-06-2021
 F0063.jpgBài viết của Trần Quốc Chỉnh

Vẻ đẹp của Bài thơ “Thu trên non”

 Bài viết của Nguyễn Quốc Chỉnh

Mùa thu là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Hẳn người đọc chúng ta đều thuộc lòng chùm “Thu hứng” của Đỗ Phủ, thơ thu của Nguyễn Khuyến... Kho tàng thơ cổ phương đông loại thơ “thu hứng” rất nhiều. Bài “Thu trên non” – Giải nhất thơ đường toàn quốc năm 2009 của tác giả Bùi Thị Hạnh, không nằm trong loại thơ đố (Thu hứng). Bài thơ là cảm xúc bất chợt của tác giả trước khoảng khắc giao mùa hạ sang thu – một khoảng khắc gợi cho con người nhiều cảm xúc bâng khuâng xao xuyến và những rung động mãnh liệt trong tâm hồn:

                                                       THU TRÊN NON

                              “Thu vừa thức dậy ở trên ngàn

                            Tiếng th bình minh sương sớm tan 

                              Có bước chân nào đi rất khẽ

                              Hay làn gió mới thoảng âm vang

                        Hương rừng phảng phất mùi hoang dại

                             Mạch sống bừng lên khúc rộn ràng

Đất trời mình vui theo suối chảy

Líu lo chim hót gọi mùa sang.”

                             Bùi Thị Hạnh

Trong thơ thu Việt Nam, thơ Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Xuân Diệu, Hữu Thịnh... Chỗ gặp gỡ của các nhà thơ ấy là cảnh thu, hồn thu quê hương. Ở Nguyễn Khuyến là “ao thu, “trúc thu”, “năm gian nhà cỏ” nơi làng quê Yên Đổ. Trong thơ Xuân Diệu là Hà Nội vào thu với “rặng  liễu đìu hiu”. Trong thơ Hữu Thỉnh là hương ổi thơm nồng phả vào trong gió... Bùi Thị Hạnh – tác giả “Thu trên non”, lại viết về “Thu trên non” – Chính xác hơn là phút giây giao mùa của hạ sang thu trên non vào một sáng mai khi bình minh thức dậy, với những “sương sớm”, “gió núi”, “hương rừng”, “suối chảy”... Thi liệu ấy rất hiếm gặp trong thơ thu quen thuộc. Tất cả đã đem đến cho người đọc một bài thơ thu đẹp trong thơ ca Việt Nam. Và có lẽ đây cũng là yếu tốt đầu tiên làm nên vẻ đẹp của bài thơ.

 Về phương diện bố cục, kết cấu, bài thơ cũng rất mới.

Khi nói đến bố cực quen thuộc của một bài luật thi cận thể, cho đến nay, có 3 quan điểm khác nhau mà thống nhất về mô hình. Thứ nhất là bố cục 2/2/2/2 (Đề, thực, luận, kết – một mô hình mà theo giáo sư Trần Đình Sử chưa rõ ai là người đề xuất). Mô hình thứ 2 là 4/4 (‘Tiền giải, hậu giải”) của Kim Thánh Thán. Mô hình thứ 3 là 2/4/2 theo ý kiến của Fransi heng – Nhà kí hiệu học pháp gốc Trung Quốc. Trong cuốn “Từ điển thường thức” còn đề cập thêm một số mô hình khác nữa.

Đối chiếu với các mô hình bố cục trên , bài thơ “Thu trên non” dường như không nằm trong những hình thức đó.

Đọc kỹ bài thơ, tôi mường tượng bài thơ có bố cục , kết cấu giống bài “Nghe quan quân thu phục Hà Nam, Hà Bắc” của Đỗ Phủ - Nhà thơ đời Đường. Khi bình luận về bài thơ này, nhà bình luận đời Thanh Phổ Khởi Long đã nhận xét: Bài thơ “Tám câu đi nhanh như bay, kể việc chỉ một câu, những câu còn lại tả tình”. Bài thơ “Thu trên non” cũng vậy. Câu đầu “Thu vừa thức dậy ở trên ngàn” là “kể việc”: Phút thu thức dậy ở trên non. Bảy câu thơ còn lại là “Thu trên non” qua sự cảm – nhìn – nghe của tác giả.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, dù xác định bố cục bài thơ theo mô hình nào thì cũng chỉ là tương đối. Bởi người làm thơ đường chỉ chú trọng trữ phát tình cảm sao cho thể hiện được cái tứ của bài thơ. Và mạch cảm hứng của bài thơ đi vào một hơi nhất khí) do sự nhập hứng của thi nhân.

Ở bài thơ “Thu trên non”, với cách bố cục như nói ở trên, khiến cho mạch thơ đi nhanh hơn, diễn tả được cái cảm giác như bất chợt của tác giả phút thu sang. Cũng như sự cảm nhận tinh tế về cảnh “Thu trên non” qua sự “lắng nghe” và những rung động mãnh liệt của tâm hồn – yếu tố làm nên vẻ đẹp của bài thơ.

Về phương diện cảm hứng, bài thơ có thể xem là một khúc nhạc trong tâm hồn tác giả phút giao mùa của thiên nhiên, nhẹ nhàng, thơ mộng, xao xuyến, bâng khuâng, tiếp nối hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ nhẹ nhàng đằm thắm về thu, đem đến cho người đọc một tình yêu thiên nhiên qua nét thu, tiếng thu, hồn thu đặc sắc.

Câu mở đầu bài thơ là cảm giác thu bất chợt đến của tác giả:

“Thu vừa thức dậy ở trên ngàn”

Tín hiệu mùa thu đến với tác giả không phải là “rừng phong thu”, “hoa cúc vàng” quen thuộc trong Đường thi hay “ao thu”, “trời thu” trong thơ Nguyễn Khuyến, “hương ổi” trong thơ Hữu Thỉnh... Mà đầu tiên chỉ là một cảm giác bật lên bởi một tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên.

Sau cảm giác ấy là sự “thức nhọn của giác quan”, để rồi tác giả nghe – thấy – cảm được tín hiệu của mùa thu:

“Tiếng thở bình minh sương sớm tan

Có tiếng chân nào đi rất khẽ

Hay làn gió mới thoảng âm vang”

“Bình minh” là tín hiệu của mùa thu dễ dàng cảm nhận được bằng thị giác. Nhưng “tiếng thở” của bình minh thì không dễ gì cảm nhận được mà phải bằng cả thính giác, xúc giác và cả tâm hồn nữa. Đi liền với tiếng thở bình minh là hạt sương mai đang tan dần trên cành lá – một hình ảnh vừa hữu hình vừa vô hình, lung linh, huyền ảo.

Không chỉ cảm nhận qua hình, tác giả còn nhận thấy, nghe thấy cả những âm thanh nhẹ, rất khẽ khàng của thu trong “tiếng chân nào đi rất khẽ” của con người, âm vang của làn gió thoảng “Hay làn gió mới thoảng âm vang”. Người ta nói, đặc sắc trong nghệ thuật của Đường thi là lấy “động” để vẽ “tĩnh”, lấy “tĩnh “ để vẽ “động”.Trong buổi bình minh thu vừa thức dậy ấy, tiếng thở của bình minh, tiếng bước chân rất khẽ của con người, âm thanh rất thoảng của gió, đó là “động” rất nhẹ, rất nhỏ. Những âm thanh ấy chẳng những đã miêu tả được nét đặc trưng của thu trên non mà hơn thế nữa, còn diễn tả được cái “tĩnh” rất tĩnh trong tâm hồn tác giả. Không có cái tĩnh lặng ấy trong tâm hồn, làm sao tác giả nghe được tiếng thu khẽ khàng đó? Lấy “động” để vẽ “tĩnh”, lấy “tĩnh” để vẽ “động” đó là thủ pháp độc đáo của Đường thi. Phép biểu hiện ấy khiến cho cảnh thu trên non trong trẻo đến lạ thường

Thêm nũa, đi liền với thủ pháp nghệ thuật ấy còn là cách sử dụng thành công những tình thái từ của tác giả. Giáo sư Nguyễn Khắc Phi trong cuốn thi pháp thơ Đường đã nhấn mạnh, trong luật thi, sử dụng hư từ, tình thái từ rất khó, song vận dụng thành công thì đó là những điểm sáng của bài thơ. Trong bài thơ những tình thái từ như “nào” (bước chân nào), “hay” (hay làn gió thoảng) đã góp phần diễn ta cảm giác như có như không, như thật như hư trong cảm nhận thu của tác giả, bởi thu đến nhẹ nhàng quá, khẽ khàng quá. Và chính cái như mơ hồ ấy đã làm nên nét đẹp tự nhiên, trong trẻo của cảnh thu trên non và của cả đoạn thơ – khúc dạo đầu cho bản hòa ca ngập tràn cảm xúc này.

Hai liên cuối của bài thơ (Câu 5-6 và 7-8) tác giả tiếp tục miêu tả cảm nhận những biến chuyển trong khôn gian thu:

“Hương rừng phảng phất mùi hoang dại

Mạch sống bừng lên khúc rộn ràng

Đất trời mình vui theo suối chảy

Líu lo chim hót gọi mùa sang”

Cái bỡ ngỡ ngạc nhiên ban đầu phút thu sang, đến đây, dường như không còn nữa, thay vào đó là sự rung động mãnh liệt của tâm hồn trước sắc thu, tiếng thu. Cái vô hình được thay thế bằng cái hữu hình.

“Hương rừng phảng phất mùa hoang dại.”

Hữu Thỉnh trong “Sang thu” cảm nhận tín hiệu thu trong cái vị thơm lừng của hương ổi phả vào trong gió se. Ở đây, Bùi Thị Hạnh lại cảm nhận thu qua cái mùi rất đặc trưng của hương rừng: “Mùi hoang dại” trong cái hào phóng của gió rừng phảng phất. Và trong không gian phảng phất mùi hoang dại ấy, “mạch sống bừng lên”, “đất trở mình vui” và tiếng chim “hót gọi mùa”. Những hình ảnh và âm thanh ấy nghe thật vui, thật rộn ràng.

Biện pháp tu từ nhân hóa (Mạch sống bừng lên, đất trở mình vui), và cả bút pháp hư từ của Đường thi được sử dụng một cách nghệ thuật làm cho cái không xác định trở nên xác định, cái vô hình trở nên hữu hình. Khúc rộn ràng của mạch sống, cái reo mình vui của đất và tiếng chim hót gọi mùa là những hình ảnh đầy thi vị, chẳng những khiến cho cảnh thu đẹp, ấm áp, giàu sự sống mà ranh giới giữa thiên nhiên và con người, giữa hư và thực dường như không còn nữa. Nói cách khác, bài thơ không có từ vào nói về con người mà ta thấy con người, không có từ nào nói về tâm trạng mà ta thấy tâm trạng. Sức gợi từ bút pháp hư tả của đường thi quả là rất lớn.

Từ cảm – nghe – nhìn – thấy; từ vô hình đến hữu hình, cho đến cả việc sử dụng tình thái từ đến động từ, tính từ, chỉ tính chất, tứ thơ, hình tượng thơ vận động không ngừng đã đem đến cho người đọc một bức tranh thu đẹp. Bài thơ kết thúc trong tiếng chim hót lưu lo gọi thu sang. Âm thanh ấy là âm thanh của tiếng thu trên non, còn là âm thanh “líu lo” trong tâm hồn tác giả, âm thanh của sự sống.

“Thu trên non” quả là một bài thơ hay.

Bài thơ là tiếng thu, cảnh thu của đất trời, cũng là tiếng thu, cảnh thu trong lòng người. Nó được vẽ bằng một ngòi bút điêu luyện và sự tinh tế trong tâm hồn tác giả, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc

                                                                  

                                                          Trần Quốc Chỉnh – TP Hà Tĩn

                                                                     0983468795

 


Tác giả BBT