Hội Thảo khoa học: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Hôm qua 23/10 năm 2015 tại Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh, đã tổ
chức thành công tốt đẹp Hội thảo khoa học : Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Dưới sự nhất trí, chỉ đạo của Trung tâm
NCBT và phát huy văn hoá dân tộc, sự phối hợp của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội thơ
Đường luật Việt Nam đã phát huy được sự ủng hộ của nhiều giáo sư tiến sỹ , các nhà học giả,
nghiên cứu về thơ Bác Hồ và của 68 Chi hội thơ luật Đường trong toàn quốc. Sự
chuẩn bị cho buổi Hội thảo với hàng vài
ba tháng nay. Cho tới sát ngày diễn ra Hội thảo đã có trên 50 bài tham luận.
Thật là phong phú các bài tham luận đã tập
trung khẳng định dù Bác Hồ không chủ định làm thơ, nhưng qua thơ Bác đã tôn
vinh Bác là một nhà thơ tài hoa. Chủ đề viết da dạng nhưng đều tập trung tấm
lòng yêu nước thương dân, nổi bật lên một ý chí sắt đá giành độc lập cho dân
tộc
Ngoài ra thơ Bác còn thể hiện rất đậm nét nhân
sinh quan cộng sản, cho sự bình đẳng của các dân tộc trên toàn thế giới.
Về dự hội thảo có nhiều giáo sự, phó
giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, các nhà nghiên cứu và yêu thích quý trọng thơ Bác.
Các phóng viên báo hình , báo viết, và đông đảo đại biếu 68 Chi hội thơ luật
Đường trên toàn quốc về dự.
Sau màn văn nghệ chào mừng của Chi hội thơ
luật Đường, Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội là bản khai đề dẫn cho buổi Hội thảo
của giáo sự Hoàng Chương, chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam. Với 11 bài tham
luận được trình bày trước hội trường, là lời phát biêủ của nhà báo Hà Đăng, nguyên TBT Báo Nhân dân, Ý
kiến của bà Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bài kết luận buổi Hội thảo của P.
giáo sư,tiến sỹ Hồng Vinh Chủ tịch Hội
đồng, nghiên cứu, lý luận văn học Trung ương.
Với những lời đánh giá sâu sắc kết quả Hội
thảo, một lần nữa ông lại khẳng định thơ của Nhà Cách mạng Hồ Chí Minh đã xuyên
suốt cuộc đời vì lý tưởng Cộng sản, cống hiến cả cuộc đời cho dân tộc, cho Cách
mạng Việt Nam.
Di sản thơ ca của Bác để lại cho chúng ta dù chỉ là mấy trăm bài thơ Bác đã
viết bằng chữ Hán và chữ Việt theo thể
luật Đường , không những đã cho ta bài học lớn về việc dùng nghệ thuật cổ điển,
có những cải biên, sáng tạo, để diễn đạt những ý tưởng hiện đại.
Chất trữ tình
trong thơ Bác có sự quyện hòa của cả chất tình và chất thép. Màu sắc trữ tình
thấm đậm trong hiện thực tâm trạng của Bác, cho người đọc thêm hiểu, thêm
thương nỗi niềm của Bác trong mười bốn
trăng tê tái gông cùm, từ đó càng thêm cảm phục ý chí kiên cường của Người
trong gian khổ và tấm lòng thủy chung vô hạn của Người với nhân dân, và Tổ quốc
Bác không chỉ vận dụng thơ Đường luật để nói những tư tưởng
lớn của mình vấn đề về con người, về tình yêu đất nước và nhân dân, mà thông
qua thể thơ này, Bác còn đặt ra những vấn đề quan trọng trong đấu tranh cách mạng.
Ý
chí, trí tuệ cách mạng của một nhà chiến lược cách mạng, với chiến thuật cách mạng
biết thời, biết thế, đón thời, tạo thế được diễn tả một cách rõ ràng, sinh động,
dễ hiểu trong nội hàm ẩn dụ của thơ.
Qua thơ Bác còn khẳng định chủ quyền
của mọi dân tộc, dù là dân tộc nhỏ bé. Quan điểm dân tộc của Bác mang tính quốc
tế rộng lớn, đòi hỏi trên toàn thế giới là phải có sự tôn trọng lẫn nhau và có
sự bình đẳng giữa các dân tộc. Tư duy cách mạng rộng lớn của Bác chứa đựng
trong một bài thơ tứ tuyệt luật Đường,
mà đã khẳng định sự thật và chân lý chính trị một cách ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, mang tính thời
đại.
Thiên
nhiên từ xưa tới nay là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều tao nhân mặc khách. Thơ
của Bác ta cũng bắt gặp rất nhiều hình
ảnh thiên nhiên Người dùng để bày tỏ ý chí và khát vọng của lòng mình.
Thơ của Bác không những tài hoa
mà còn thể hiện quy luật sự vận động của
cuộc sống, của lịch sử. Chính vì vậy ngoài sông núi, trăng sao, Bác còn dùng
rất nhiều hình ảnh về mặt trời. Mặt trời luôn ửng đỏ trong thơ Bác xua tan
những bóng tối âm u đem lại một bình minh
ấm áp. Bác đã coi mặt trời là nguồn sinh khí trong bóng đêm tù
đày . Và là tượng trưng cho ngày mai tươi sáng, tương lai của cuộc Cách mạng
giải phóng dân tộc. Một chân lý vận động của tự nhiên, một chân lý của người
làm cách mạng thuộc về chính nghĩa.
Trở về Tổ quốc sau bao nhiêu
năm bôn ba, chan chứa tình
yêu thiên nhiên Bác về lấy Pác Pó
làm nơi ở, đặt tên cho Khuổi Mịn là con
suối Lê Nin, và bức tường thành đá trước mặt là núi Các Mác. Quả là chí khí ,
thiên nhiên hoà quyện với mục đích lý tưởng của Người .
Và rồi cái
tình yêu thiên nhiên ở một nhà cách mạng đã hoà quyện thành ý chí cách mạng và
thể hiện trong ý thơ vừa cổ điển vừa hiện đại vừa thực tế . Ngay cả thơ chúc
Tết của Bác vừa phong phú vừa như tiên đoán chiến lược cho con đường Cách mạng,
để tiến tới thành công trong sự nghiệp giành lại chủ quyền và giữ nước.
Bên
cạnh những áng thơ văn là cả một chế độ mà được gọi là thời đại Hồ Chí Minh,
suốt cả cuộc đời của Người đã hy sinh phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp . Người là
lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam
, của Tổ quốc Việt Nam,
là nhà thơ, còn là anh hùng giải phóng
dân tộc, một Danh nhân văn hóa của toàn nhân loại. Việc nghiên cứu thơ Bác chắc
chắn Trung tâm NC BT và phát huy văn hóa dân tộc , Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội thơ
Đường việt Nam còn phải tiếp tục nữa trên những chặng đường mới.
11 giờ 30 cùng ngày buổi Hội thảo đã kết
thúc trong không khí phấn khởi, tự hào
của những đại biểu được về tham dự hội thảo.