Phúc Thọ Đường thi Tập 5 ra mắt bạn đọc
là thể hiện một cố gắng lớn của tập thể CLB thơ Đường luật Phúc Thọ, sau 5 năm
thành lập, đồng thời cũng nói lên sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận
lợi của Ban giám đốc Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện Phúc Thọ.
Tập thơ dày dặn với gần 200 trang tập
hợp sáng tác của 23 hội viên , tập thơ được các Hội viên sang tác trong năm qua
, vượt qua Co vid 19 . để tới nay tập thơ cũng được hoàn thành và ra mắt trong
dịp huyện Phúc Thọ kỷ niệm 200 năm Ngày thành lập 3/8/ năm 1822 – 3/8 năm 2022.
Nói đến thơ Đường luật là thể thơ khó làm, bởi
nó đòi hỏi niêm luật rõ ràng lại phải làm được 2 cặp đối sao cho hoàn chỉnh.Đó
là yêu cầu tối thiểu. Bên cạnh còn phải cố gắng tránh đươc các lỗi,các bệnh
thường mắc phải. Có tới 20 lỗi và 8 bệnh cần tránh. Lỗi hay bệnh có thể mắc
phải nhưng niêm luật thì không được sai phạm.Cái khó nêu lên như vậy để mọi
người chúng ta khi đón nhận tập thơ này sẽ có phần thông cảm cho các tác giả,
đặc biệt là các tác giả trong tập thơ hầu hết là những người cao tuổi.
Với tình yêu thơ ca,yêu quê hương đất
nước,mến cảnh sinh tình,mà nảy ra những vần thơ trong sáng. Các tác giả đều tỏ
rõ bản lĩnh chính trị vững vàng qua từng trang viết về Đảng, về Bác Hồ kính
yêu,hay các anh hùng liệt sỹ,các bậc vĩ nhân đã hết lòng vì dân vì nước.
Chúng ta hãy nghe mấy câu thơ của tác giả
đã ngoài 80 tuổi ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp như sau:
“Sự nghiệp công thành gắn với dân
Trong tâm bác Giáp đẹp vô ngần
Điều binh dũng cảm khi xung trận
Khiển tướng kiên cường lúc tiến quân”.
Cách gieo vần đan xen giữa có dấu huyền và
không có dấu huyền rõ là khéo léo, uyển chuyển ,tạo ra nhạc điệu để chuyển tải
nội dung cần đề cập, ấy là điều đáng quý,là vị ngọt của bài thơ.
Để làm được một bài thơ ,nhất là thơ
Đường luật đâu phải dễ. Một tác giả nữ cao niên trong CLB đã viết:
“Làm được bài thơ phải dễ đâu
Bao nhiêu chất xám đã phai màu
Đêm đêm thao thức tìm vần chữ
Sớm sớm thẫn thờ chọn tứ câu”
Đồng cảm với ý đó, một tác giả khác cũng đã
viết:
“ Năm sáu chữ thôi vậy thế mà
Suy tư vắt óc mãi không ra
Tìm tòi ý tứ khi minh họa
Lục lọi câu từ lúc xướng ca”
Vất
vả với thơ là thế, đôi khi ngơ ngẩn cùng thơ đến tận cuối đời chỉ vì tình yêu
thơ ca, yêu cuộc sống và còn cả yêu hội thơ, yêu bạn thơ nữa. Đây là tâm sự như thế của một tác giả:
“Bên con bên cháu vui đầm ấm
Có hội Đường thi hợp tuổi già”
Hay, có tác giả
xúc động viết lên nỗi vui mừng được đến hội thơ để giao lưu, xướng họa . Câu
thơ ấy là:
“Tới hội vui mừng đó hội thơ
Nhớ nhau bạn hữu bấy mong chờ
Cao niên xướng họa câu từ đẹp
Tuổi trẻ ngâm bình ý mộng mơ”
Đúng vậy, giao lưu thơ ca vui lắm, có
tác giả lại viết rằng:
“Phấn khởi mời chào ly rượu quế
Vui mừng nhận lấy chén trà hương
Ra về suối khoáng vào bơi lội
Chủ khách chia tay dạ vấn vương”
Rõ ràng, hội thơ như ngôi nhà của các thi
nhân. Ở đó được chia sẻ nhau về thơ ca,về cuộc sống. Giúp nhau thêm yêu đời,
yêu người.Xây dựng tình yêu chân chính và trong sáng là điều rất quan trọng. Mà
trong tình yêu thì tình yêu thương quý trọng cha mẹ là cao cả nhất. Bởi đó là
cái gốc đạo đức của con người.
Chúng ta thường
được nghe câu :“Công cha như núi thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy
ra.”..
Lục bát viết thế là rất hay,còn Đường thi
cũng có cách thể hiện rất sâu sắc về người mẹ . Một tác giả của chúng tôi đã
viết như sau:
“Đường xa dãi nắng không hề quản
Ngõ hẻm dầm mưa chẳng ngại phiền
Đã ước bằng người bao tháng lặng
Lại cầu hơn bạn mấy ngày yên
Cả đời vun đắp rồi đi khuất
Thương lắm mẹ yêu,bạc với tiền”
Hình ảnh người mẹ hiền lam lũ ,cả đời
vì con vì cháu như thế làm người đọc xúc động đến rơi nước mắt.
Bên cạnh tình yêu thương cha mẹ còn có dòng
tình cảm yêu thương đôi lứa, tình yêu vợ chồng cũng được các tác giả đề cập.
Câu thơ sau đây là một ví dụ:
“ Thương anh
khó nhọc một đời
Oằn vai gánh
những đầy vơi tháng ngày”
Thật bất ngờ có một câu thơ hay như thế.
Chỉ 14 từ mà tác giả đã nói lên được nỗi vất vả cả đời của người chồng . Ấy bởi
tác giả đã sử dụng từ ngữ rất chọn lọc,có tính khái quát cao và đầy chất
thơ.Người ta thường gánh cái cụ thể, như gánh củi, gánh nước.v.v.. còn thơ gánh
được cả đầy vơi tháng ngày, gánh hết mọi nhọc nhằn để xây dựng gia đình hạnh
phúc. Đó là cách mà thơ lục bát viết về tình yêu ,còn Đường thi thì sao đây
,xin trả lời rằng,có một tác giả cao niên đã viết như sau:
“Rủ bạn ong về hoa chẳng thấy
Mời em bướm đến nhụy nào ra
Phân bồi đủ lượng qua ngày tháng
Ngọn vẫn cằn khô bởi xế tà”
Cái hay của văn
thơ chính là ở cách nói bóng gió ,kiểu:“Nói đông mà động đến tây/ Nói chuyện Hà
Nội mà chạm cây Ba Vì”
Câu thơ trên chỉ nói ong,nói bướm, nói hoa
mà chúng ta đều hiểu rằng,đây là câu chuyện tình. Trong đó bày tỏ nỗi niềm
luyến tiếc khi tuổi đã xế tà,không còn đáp ứng cái khao khát đang còn cháy
trong lòng: Phân bồi đủ lượng qua ngày tháng mà ngọn vẫn cằn khô bởi xế tà. Cái
nỗi niềm ấy rất chính đáng và cũng rất thật trong đời sống. Chúng ta thật cảm
mến với tác giả có cách diễn tả rất tế nhị,giầu hình ảnh như thế.
Thưa các thi
huynh thi hữu, tôi còn gặp một câu thơ viết về chủ đề này. Chẳng biết tác giả
có còn xuân hay không nhưng nghe câu thơ:
“Trong mơ một chuyến hành trình
Chờ em chờ cả thơ tình về xuôi”
Cách mời chào thấy ngọt ngào,mùi mẫn và
quyến rũ lắm . Các em nơi xa mà nghe được câu thơ này chắc là muốn về thăm tác
giả lắm .Nhưng nhớ là có "thơ tình" nha.
Trên đây, tôi đã điểm qua một vài nét về
thơ Đường luật, Song trong tập thơ cũng điểm dôi bài song thất lục bát .thơ
song thất lục bát khoán thủ.
GIÓ THU MÁT DỊU LÀN DA
LỜI YÊU TẮM GỘI ĐỜI TA THƠM LÀNH.
Tác giả viết :
“Gió thì thầm
khiến ta nhớ mãi
Thu đã về ôn
lại tình xưa
Mát như không
khí sau mưa
Dịu êm tựa khúc
nhạc vừa cất vang
Làn thu thủy
mắt nàng khi ấy
Da trắng ngần
ai thấy cũng yêu”
... Nhìn chung đây là một dấu ấn sâu đậm trong
năm hoạt động thơ ca của Hội viên trong CLB thơ Đường Phúc Thọ. Hy vọng thời
gian tới CLB Phúc Thọ càng cố gắng vượt qua những rào cản : về tuổi tác, về không
gian để cùng CLB thơ Đường thành phố đạt được những thành công mới.
Nguyễn Thanh Quân