THƠ ĐƯỜNG ĐẤT VIỆT TINH HOA DIỆU KỲ
CỦA NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC LUÔN ĐƠM HOA KẾT TRÁI
Yêu thích,
sáng tác thơ luật Đường
giờ đây không
chỉ có những cán bộ về hưu mà
đã lan rộng tới cả mọi tầng lớp nhân dân, trong
nông thôn và thành thị. Những người
có chút học vấn,
tới những lão nông tri diền, những
người thợ thủ công, tơi nhiều lứa tuổi.
Trước hết họ viết ra những suy tư của mình bằng
thể thơ bảy,
tám từ, rồi từ đó đưa dần về
khung luật bằng
trắc, thể tứ tuyệt hay thất ngôn
bát cú. Nội dung để mừng, để chúc
tụng nhau khi có nhưng
niền vui cần chia sẻ...
từ đó bước vào sân chơi thơ Đường luật lúc
nào không hay.
Như vậy vẫn
chưa đủ, hơn hai chục
năm qua nhiều
người đã tham gia xây dựng những
CLB, những chi hội thơ Đường cơ sở, rồi có mặt trong những ngày
hội thơ luật Đường tonà quốc, không
sợ tốn kém,
tự túc và đóng góp với nhau
trong ngày vui, với suy nghĩ hết sức trong sáng và cao thượng, nhằm cùng nhau tôn vinh cái vi diệu
của cha ông ta, đã thuần hóa được một
“loài chim sơn ca” từ đất Bắc,
đã đô hộ chúng ta hàng ngàn năm (Ngàn năm Bắc thuộc) nay cất tiếng hát bằng ngôn ngữ của ta, nói hộ ta
những tâm tư tình cảm trong cuộc sống bộn bề. Không những vậy lớp người ấy, còn rất
chú trọng tới nguồn gốc sâu sa của thể loại thơ
này. Họ đã từng tìm về cội nguồn của thơ
Đường thời nhà Lý, rồi đây tới thời nhà Trần, họ đã tìm hiểu cái tinh hoa ấy trong
thơ luật Đường Hồ Chí Minh, trong thơ luật Đường trước
Cách mạng tháng Tám tới những thời bị thực dân Pháp nô dịch,
để cùng nhau tìm ra cái tinh túy, cái vi diệu,
cái thần kỳ của
cha ông chúng ta đã thuần hóa được một thể thơ ít chữ,
kiệm lời nhưng
ý tứ thì thâm sâu, tầm tư tưởng thì cao xa, rộng mở.
Thơ Đường
đất Việt không
những có ảnh hưởng trong
nước mà cả nước ngoài. Có Việt
Kiều tại Mỹ,
tại Đức gặp được thơ Đường đất
Việt như gặp lại Tổ quốc của mình.
Chặng đường ấy có lúc thăng trầm những rồi ”gương thần lại trở về gía ngọc”. Thơ Đường đất Việt lại trở về với những
người yêu thích,
chân quý, tôn vinh nó với tinh thân
vô tư không vụ lợi. Và tới hôm nay nó lại nở hoa, kết trái và hy vọng mang tơi
những mùa vụ bội thu
như những năm
trước đó. Rất mong có sự chung
tay góp sức của
những thành viên yêu thích,
chân quý thơ luật Đường
sáng tác và những bài viết
liên quan tới thơ luật Đường xin gửi về E mail: vanphongminhtriet@gmail.com & thoduongdatviet@gmail.com - Hay Văn phòng Trung
tâm minh triết
thơ Đường Việt
Nam: 42/49 Trần Cung,
quận Cầu giấy, TP Hà Nội.
Ban Biên tập