BÀI THƠ CỰ NGAO ĐỚI SƠN - MỘT DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC THIÊN TÀI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
BÀI
THƠ CỰ NGAO ĐỚI SƠN - MỘT DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC THIÊN TÀI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
G/sư Nguyễn Khắc Mai
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi được Chúa
Nguyễn Hoàng hỏi kế đã nói: “Hoành Sơn nhất đoái, vạn đại dung thân”, theo đó
Nhà Nguyễn đã âm thầm và quyết liệt mở mang đất nước để có một Việt Nam trọn
vẹn hình chữ S ngày hôm nay.
Với Biển Đông, Cụ Trạng cũng có lời tiên
tri, dạy rằng: “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị
bình”.
Trong Bạch Vân Am Thi Tập của
Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Cự Ngao Đới Sơn:
Chữ
Hán: 巨 鰲 戴 山
碧 浸 仙 山 徹 底 清
巨 鰲 戴 得 玉 壺 生
到 頭 石 有 補 天 力
著 腳 潮 無 卷 地 聲
萬 里 東 溟 歸 把 握
億 年 南 極 奠 隆 平
我 今 欲 展 扶 危 力
挽 卻 關 河 舊 帝 城.
Phiên
âm: Cự ngao đới sơn
Bích tẩm tiên
sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn
lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã
kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên
trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu
ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức
vá trời,
Bấm chân xuống, sóng
cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm
đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam
đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức
phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành
xưa của nhà vua.
Xin mạn dịch thơ như
sau:Con rùa lớn đội núi
Núi tiên biển biếc nước
trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước
thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá
đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an
lành.
Biển Đông vạn dặm dang
tay giữ,
Đất Việt muôn năm
vững trị bình.
Chí những phù nguy xin
gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên
mình.
Dịch Thơ :
Nước ngấm núi tiên, trong tận đáy,
Ngao lớn đội trời, ngọc báu sinh.
Vá trời, đá chồi lên dũng mãnh,
Chân sải, ngàn khơi sóng lặng thinh.
Biển Đông vạn dặm trong tay nắm,
Muôn thủa trời Nam vững thái bình.
Ta muốn phù nguy ra sức giúp,
Cứu vãn non sông, vững Đế Kinh.
NV. Vũ Bình Lục
Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây
giờ càng đọc càng thấy rất “kim nhật kim thì”, rất thời sự. Ta những tưởng như
cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói
cái chí của cụ ”Chí những phù nguy xin gắng sức” ( Ngã kim dục triển
phù nguy lực). Nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự
báo thiên tài:
“Biển Đông vạn dặm dang
tay giữ, /Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
(Vạn lý Đông minh quy bả
ác/ Ức niên Nam cực điện long bình)
Vào những ngày này Biên
Đông đang trở thành một trường tranh chấp quyết liệt đầy tính bá đạo, đại Hán,
đầy mưu mô và hành động vừa gian ác, vừa xảo quyệt của nước lớn Trung Hoa, đang
trong cơn hưng phát, thèm khát không gian sinh tồn, muốn bá chiếm biển Đông.
Nào vạch đường lưỡi bò, nào xây dựng thành phố Tam Sa được tính toán xây dựng
trên vùng chủ quyền của người khác, nào gọi thầu những lô thăm dò ngay trên
vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nào ngang ngược, tàn bạo cắt cáp, rượt bắt
tàu thuyền của ngư dân ta đang làm ăn trên vùng biển của nước mình…
Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược
của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm
thức biển đảo của người Việt. Tự ngàn xưa dân Việt đã là cư dân của văn hóa
biển-đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như
vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời,
đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!
“Biển Đông vạn dặm dang
tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền
dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của Dân tộc.
Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là
nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông. Tất nhiên
không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là cũng muốn làm
chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa
biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm
lăng nước lớn vừa biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông
Nam Á.
Làm chủ Biển Đông, mà tổ tiên đã truyền
dặn, ngày nay phải thể hiện cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch
sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ
chủ quyền biển đảo. Thứ hai là phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh
hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển. Cả ba lĩnh vực trên là
ba khâu liên hoàn, làm tiền đề, nhân quả lẫn nhau. Bảo vệ chủ quyền để phát
triển kinh tế biển. Muốn phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền hữu hiệu
lại phải coi trọng xây dựng các ngành khoa học biển và văn hóa biển. Đó chính
là một năng lực mới của Dân tộc để xây dựng và bảo vệ Đất nước.
Điều đáng mừng là Nhà nước ta đã có
phác thảo trên những nét chính về một chiến lược biển Đông với 9 giải pháp lớn
như sau:
1.Nâng cao nhận thức về
vị trí, vai trò của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Xây dựng lực lượng
mạnh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh biển đảo,
3. Đẩy mạnh điều tra cơ
bản và phát triển khoa học-công nghệ biển.
4. Triển khai quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh.
5. Quản lý nhà nước có hiệu
quả hiệu lực đối với các vấn đề liên quan đến biển.
6. Xây dựng đầy đủ, đồng
bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển.
7. Phát triển nguồn nhân
lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng biển đảo và ven biển.
8. Tăng cường công tác
đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển.
9. Xây dựng một số tập
đoàn kinh tế mạnh (đi đôi với tạo điều kiện đễ nhân dân than gia giữ chủ quyền,
làm kinh tế và xây dựng khoa học, văn hóa biển).
Đọc lại bài thơ Cự
ngao đới sơn với hai câu dự báo chiến lược thiên tài, chúng ta càng
khâm phục cụ Trạng Trinh Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bao đời, nhân dân gọi Cụ như vậy vì
Cụ sống vào thời Lê-Mạc (1491-1585). Cụ đỗ Trạng nguyên, được phong tước Trình
Tuyền hầu. Cụ đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ với những giá trị nhân văn,
đầy chất triết lý, đầy tình yêu nước, thương dân, là một kho Minh triết của
muôn đời. Cụ là nhà dự báo, tiên tri. Câu “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung
thân” là lời dự báo không chỉ cho Nguyễn Hoàng, cho Đàng trong mà là cả cho
Việt Nam. Về hai chữ Việt Nam, chính Cụ là người đầu tiên dùng để chỉ tên Đất
nước, rồi được vua Gia Long dùng làm tên nước chính thức cho đến tận hôm nay.
Câu thơ cuối bài của cụ
“Ta nay cũng muốn đem sức phò nguy” chính là nói về chúng ta trong những
nhiệm vụ làm chủ biển Đông hôm nay vậy.
NKM