THƠ CỦA HOÀNG GIÁP ĐINH NHO HOÀN
(Thời Hậu Lê-Mạc-Trịnh-Nguyễn)
Đinh Nho Hoàn 丁儒完 (1670-1716) hiệu Mặc
Trai, người xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, con trai của Tiến sĩ
Đinh Nho Công. Đinh Nho Hoàn đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) năm
1700, từng làm Đốc trấn Cao Bằng, rồi Hữu thị lang bộ Công. Năm 1715 được cử
làm phó sứ sang tuế cống nhà Thanh. Ông qua đời khi đang
đi sứ (1716), được vua Lê truy phong Tả thị lang bộ Lại. Hoàng đế Khang Hy nhà
Thanh đã sai viết văn tế và gửi lễ viếng, đồng thời cho tẩm liệm trong quan
ngoài quách, gửi về Đại Việt cùng sứ bộ, không phải hỏa táng như thông lệ. Thời
kỳ đó, đưa được thi hài về nước phải mất mấy tháng ròng bằng đường bộ và đường
sông. (Sứ bộ cả đi và về mất 16 tháng).
Đinh
Nho Hoàn là tác giả của tập thơ Mặc Ông sứ tập 默翁使集,
đã được tuyển dịch sang chữ Quốc ngữ do NXB Văn học ấn hành năm 2009. Sau đây
là bài "Quá Tương Đàm kinh Bao Da miếu đề" trong tập sách đó.
QUÁ
TƯƠNG ĐÀM KINH BAO DA MIẾU ĐỀ
Thiên
tải hà thanh khai tiếu xỉ,
Nhất hào quan hối viễn Diêm La.
Nhi tôn mạc thán vô điền địa,
viên lâm hữu kỷ xa.
Dịch
nghĩa:
QUA
TƯƠNG ĐÀM ĐỀ MIẾU BAO CÔNG
Ngàn
năm nước sông vẫn trong, thấy được đá dưới đáy như hàm răng cười Dù Chỉ tơ hào hối
lộ thì hãy tránh xa Diêm La (*)
Con
cháu chớ than vãn là không có ruộng đất
Y,
Phó (**) nào có nhiều vườn rừng.
(*) Diêm La tức Bao Công (990-1062). Xưa có câu
“Kẻ hối lộ hãy tránh xa Diêm La Bao lão”
(**)Y, Phó là hai đại thần liêm khiết đời Thương – Ân: Y Doãn - Tể tướng đời
Thành Thang nhà Thương, Phó Duyệt - Tể tướng đời Vũ Đình nhà Ân.
Dịch
thơ:
Đá vạn thu cười dưới đáy sông
Tham quan chớ dại gặp Bao Công
Cháu con đừng trách không vườn,
đất
Y, Phó đâu ham lắm ruộng đồng.
Tiến sĩ Đinh Nho Hồng, Sưu tầm & dịch thơ
Chi hội
TĐL Nguyễn Trãi