TRẦN NHÂN TÔNG
(1258 – 1308)
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm,
con của vua Trần Thánh Tông, lên ngôi
vua năm 20 tuổi (1278), Ở ngôi 15 năm, đến năm 1293 (35 tuổi) thì nhường ngôi
cho con, sáu năm làm Thái Thượng hoàng, rồi xuất gia năm 41 tuổi (1299) được
chín năm thì mất, thọ 51 tuổi. Từ nhỏ, đã có ý không muốn làm vua, lớn lên
thông minh, hiếu học, nhiều tài, ham đọc sách Phật và nghiên cứu thiền học. Ông
tôn thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy. Khi xuất gia lấy hiệu là Hương Vân Đầu
Đà, sau đổi thành Trúc Lâm Đầu Đà, có công xây dựng nên thiền phái Trúc Lâm ở
núi Yên Tử. Trúc Lâm Đầu Đà trở thành vị tổ đầu tiên của Phật giáo Trúc Lâm.
Trúc Lâm Đầu Đà còn là tác giả của nhiều tác phẩm như : Thiền Lâm Thiết Chỉ
Ngữ Lục, Trúc Lâm Hậu Lục, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Đại Hương Hải ấn Thi Tập, Tăng
Già Toái Sự và nhiều bài viết bằng chữ nôm. Các tác phẩm trên hiện nay còn
để lại một số trích in trong sách Tam Tổ Thực Lục, Việt Âm Thi Tập và Toàn
Việt Thi Lục.
CƯ
TRẦN LẠC ĐẠO
Nguyên tác: 居 塵 樂 道
居 塵 樂 道 且 隨 缘
饑 則 餐 兮 困 則 眠
家 中 有 寶 休 尋 覓
對 境 無 心 莫 問 禪
Phiên âm: Cư
trần lạc đạo
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Dịch : Sống
đời vui đạo
Ở
đời vui đạo cứ tùy duyên,
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà vật quý thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền
Dịch 2011
Vua Trần Nhân Tông
* Đây là bài thơ bằng chữ Hán, là
phần kết của Cư trần lạc đạo phú, một
bài phú bằng chữ nôm nổi tiếng của Trần Nhân Tông
Sưu tầm và dịch thơ Phạm Đình Nhân , Hà Nội