THÔNG BÁO

CHUC MUNG NAM MOI.jpg Chào mừng Năm mới 2024- Giáp Thìn 
Năm  2023  đã khép lại với bao thay đổi. Đất nước  ta cũng như toàn thế giới. và bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát cũng  lùi dần về quá khứ
GIỚI THIỆU MỘT BÀI THƠ ĐƯỜNG NỔI TIẾNG CỦA THÔI HỘ
09-08-2013
  Cot co .2.jpg  Xin giới thiệu bài sưu tâm và biên soan của Đặng Phụ

(Xem bản Hán ngữ)

 

Phiên âm

 

Đề Đô Thành Nam Trang

Khứ niên kim nhật thử môn trung

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng

Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

 

Dịch nghĩa

 

Đề (thơ) ở trại phía Nam Đô Thành

Ngày này năm ngoái tại cửa đây

Hoa đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng

Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nao

(Chỉ thấy) hoa đào vẫn như cũ cười với gió đông.

     * Đô Thành: Tức Trường An (kinh đô nhà Đường)

1- Giới thiệu lược sử

Thôi Hộ tự Ân công, người quận Bác Lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực Lệ, Trung Hoa, sống vào khoảng niên đại Đường Đức Tông. Thôi Hộ vốn lận đận khoa cử lại là người tuấn nhã, phong lưu nhưng sống khép kín, ít giao du. 

          Một lần nhân tiết Thanh minh chàng trai Thôi Hộ dạo chơi phía nam thành Lạc Dương. Nhân thấy một khuôn viên trồng đào rất đẹp, tươi thắm những hoa, chàng đến gõ cổng xin nước uống. Lát sau lại thấy một thiếu nữ diễm lệ e ấp nấp trong vườn đào. Uống nước xong, chàng ra đi.

Năm sau, cũng trong tiết Thanh Minh, người con trai trở lại chốn cũ, nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ trên dán trên cổng. Lâu sau nữa, khi trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại và họ trở thành vợ chồng. Bài thơ ghi lại mối tơ duyên bất hủ nhuốm màu sắc một huyền thoại.

Đến năm 796, niên hiệu Trinh Nguyên, Thôi Hộ đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam.

                Doan Vuong Tu  huynh chắc nhớ từ bản dịch này:
Năm ngoái ngày này dưới cánh song
Hoa đào ánh má mặt ai hồng
Mặt ai nay biết tìm đâu thấy
Chỉ thấy hoa cười trước gió Đông
                    (Đỗ Bằng Đoàn & Bùi Khánh Đản dịch)

                       Bản dịch này của Trần Trọng San cũng hay
Cửa này, năm ngoái, hôm nay,
Hoa đào phản chiếu mặt ai ửng đào.
Mặt người giờ ở nơi nao?
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.
                         (Trần Trọng San dịch)

     Nhìn hoa Anh Đào nở rộ trên trang nhà ,chúng ta nhớ đến bài thơ “Ông Đồ Già “ của Vũ Đình Liên. “Ai lên xứ Hoa Đào” sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Nguyên và “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn là những bài ca nỗi tiếng và bất diệt với thời gian.Trong bài “Mùa Hoa Anh Đào” nhạc sĩ Thanh Sơn có viết:”Rồi xuân sang thấy Hoa Anh Đào,Màu hoa đây dáng xưa còn đâu?” làm tôi nhớ đến bài thơ Đường    “Đề Tích Sở Kiến Xứ” của Thôi Hộ.

“Khứ niên kim nhật thử môn trung;
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng,
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong”

Bản dịch

“Hôm nay, năm ngoái, cửa cài,
Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi
Mặt người ch
ng biết đâu rồi
Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông

Có nhiều giai thoại về bài thơ bất hủ nầy. Tương truyền Thôi Hộ tính tình cô độc ,một ngày thanh minh đi dạo chơi phía nam kinh thành ,ghé vào một nhà có vườn đào nhiều hoa xin nước uống. Một giai nhân ra hỏi tên họ và mời uống nước.Tiết thanh minh năm sau, Thôi Hộ lại đến nhà nầy ,thấy cửa đóng mới đề bài thơ nầy ở cánh cửa bên tả. Ít hôm sau,Thôi Hộ lại đến và nghe trong nhà có tiếng khóc.Một ông lão ra hỏi có phải anh là Thôi Hộ không? Con gái tôi đọc bài thơ của anh, buồn nhịn ăn mới chết. Thôi Hộ vào khấn vái thì cô ta sống lại và trở thành vợ Thôi Hộ. Thật cảm động tương tư vì một bài thơ.

      Thiền sư Huyền Quang (1254-1334), vị tổ thứ ba dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử có làm bài “Xuân Nhật Tức Sự“

“Nhị bát giai nhân thích tú trì,
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly,
Khả liên vô hạn,thương xuân ý
Tận tại đình châm,
bất ngữ thì”

Chú thích:  Nhị bát : hai lần tám là 16 , thích tú: thêu dệt gấm, trì :chậm trễ, chuyển: hót, hoàng ly: hoàng oanh. khả liên:đáng thương .Đình châm :ngừng kim, bất ngữ :không nó, thì:lúc.

Bài dịch:

Tức Cảnh Ngày Xuân

Thêu gấm, thưa tay dáng mỹ nhân,
Líu lo oanh hót,
khóm hoa gần.
Đáng thương vô hạn thương xuân ý
Chỉ tại dừng kim,
chẵng mở lời.

Bài dịch của Huệ Chi rõ ràng hơn

Lỏng tay thêu gấm gái yêu kiều,
Hoa rợp,
hoàng oanh lảnh lót kêu.
Bao nỗi thương xuân,
thương biết mấy
Là khi không nói chợt dừng thêu.

Người đời sau chỉ trích bài thơ nầy ở nhiều điểm.

Thứ nhất là mượn văn chương chữ nghĩa của một thiền sư Trung Hoa đời nhà Tống.Thiền tông có một điểm đặc biệt dù thơ của ai chăng nữa ,mình có thể mượn vì mỗi lần xài với tâm trạng của chính mình ,mình làm mới bài thơ đó. Giống như cùng một bài ca, mỗi ca sĩ có cách hát khác nhau.Bài “Diễm Xưa” và “Ướt Mi” của Trịnh Công Sơn được các nhạc sĩ người Nhật soạn lại phần hòa âm còn hay hơn bản chính.

     Điểm thứ hai ,một nhà tu hành sao lại nói những lời ong bướm,đường mật,yêu đương với một giai nhân? Khi các thiền sư nói,chúng ta đừng kẹt ở ngữ ngôn hiện tại mà phải thấy cái gì ở ngoài ngữ ngôn đó thường gọi Ý TẠI NGÔN NGOẠI tức là thấy cái gì ngoài kia chớ không phải ở đây.Qua nội dung bài thơ,chúng ta thấy ngài quyến luyến cô gái đang thêu, thật dễ thương, thương lắm nhưng thương lắm khi nào? Là khi dừng thêu ,khi không nói.Tại sao lại thương lắm khi không nói? Là vì khi đến chỗ không cầu thiền, không cầu Phật, tức là chỗ viên mãn tột cùng thì không còn lời gì để nói nữa Đến chỗ đó vừa mở miệng là sai rồi,lạc về đối đãi Tại sao lại thương lắm khi dừng thêu? Trong nhà thiền khi đạt đến chân thật cứu kinh thường được gọi là ngôn nhữ đạọ đoạn ,tâm hành xứ diệt,tức là bặt đường ngôn ngữ, không có lời để diễn tả và dứt chỗ tâm hành tức là dứt cái tâm đang tìm kiếm, chạy theo sáu trần.Dừng thêu tức là dứt chỗ tâm hành đó. Trong kinh Phật thường hay giảng nghỉa hai chữ Niết Bàn.Niết Bàn ,tiếng Phạn là NirVana ,tiếng Pali la Nibbàna.

Nib :không,Bana :thêu dệt Không thêu dệt tức là không tạo nghiệp ,không đan kết,không bị lôi cuốn vào vòng luân hồi.Vì thế Niết Bàn còn gọi là VÔ Sanh,tức là không đan dệt vòng luân hồi nữa. Chỗ cô thiếu nữ dừng thêu, không nói quả là Niết Bàn, đây là chỗ ngài Huyền Quang thích nhất nên ngài diễn tả bằng cảnh xuân tươi đẹp

Bài “ Đề tích sở kiến xứ” là một trong những bài thơ Đường trứ danh cùng với bài “Hoàng hạc lâu “ của Thôi Hộ. Dưới cái nhìn Thiền Tông, chúng ta thấy rõ ràng Thôi Hộ còn mắc kẹt trong niệm quá khứ, vị lai như khứ niên: năm ngoái, y cựu :vẫn như xưa người xưa đã đi đâu mất rồi. chừng nào mới gặp lại(vị lai). Còn có niệm quá khứ ,vị lai là mất cái Thường Giác ,Hiện Giác Hằng Giác của chính mình. Con người chân thật, thật sự tiến đến giác ngộ và giải thoát là người lúc nào cũng sống với Hiện Giác  Hằng Giác.Ý nghĩa toàn bài thơ :Xuân nhật tức sự” của ngài Huyền Quang như sau.Đầu tiên là cô gái 16 tuổi yêu kiều đang thêu gấm, cô gái rất đẹp và gấm cô thêu cũng rất đẹp.Ngoài trời hoa nở rộ ,chim hoàng oanh hót lảnh lót, tất cả cái đẹp hợp lại tương trưng cho mùa xuân.Tử kinh là một loại cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Chuyện xưa anh em Điền Chân lúc ở chung nhà hòa thuận thì cây kinh trước cửa nhà tươi tốt, lúc chia nhau ở riêng thì cây kinh héo úa nên tử kinh chỉ chuyện anh em hòa thuận . Mùa xuân đẹp với người thế gian nhưng đối với người tu như thế nào? Cô gái xinh đẹp nhưng cứ thêu, thêu mãi thì đó là cái đẹp của luân hồi sinh tử không đáng cho chúng ta quan tâm. Cần phải có cái đẹp khi không nói và lúc dừng thêu, đó mới chính là cái đẹp của người tu muốn tìm được.Thế nên ngài Huyền Quang kết thúc hai câu chót

“Bao nỗi thương xuân, thương biết mấy
Là khi không nói,
chợt dừng thêu”

Nếu hiểu ngôn ngữ các Thiền sư theo Ý Tại Ngôn Ngoại, thiền tông Trung Hoa còn có bài thơ “Tiểu Diễm” lãng mạn,trữ tình.

“Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự,
Chỉ yếu đàn lang nhận đắc thanh”

Dịch

“Vừa kêu Tiểu Ngọc nguyên không việc
Chỉ cốt anh chàng nhận được thanh”

Câu chuyện cô tiểu thư, con nhà giàu, biết có anh chàng si tình đang ẩn núp đâu đó trong bụi cây mới làm bộ lên tiếng kêu ả hoàn đem trà cho mình nhưng thật ra khi lên tiếng cốt yếu để chỉ cho anh chàng si tình biết mình đang ở phòng nào mà thôi. Ngài Viên Ngộ trình lên cho Thầy mình Ngài Pháp Diễn một bài thơ rất phàm tục để đối với hai câu thơ trên

“Thiếu niên nhất đoạn phong lưu sự
Chỉ hứa giai nhân độc tự tri”

Dịch

Người thiếu niên chỉ có một việc phong lưu,
Là mong được giai nhân riêng biết một mình thôi.

Tôi là một người hào hoa, phong nhã, thích bay bướm nhưng chỉ có cô và tôi biết chuyên nầy thôi nhé tức là Hiện Giác Hằng Giác không có niệm quá khứ vị lai.Đây mới là con người chân thật,con người thật sự tiến đến giác ngộ và giải thoát. Còn nếu như cho người thứ ba biết thì đó là niệm vị lai và đánh mất Thường Giác rồi.

Cầu chúc các bạn đừng đánh mất Thường Giác và lúc nào cũng sống với Hiện Giác Hằng Giác.

Người sưu tầm muốn thử cái vận may dịch lại bài thơ trên của Thôi Hộ theo ý mình:

 Đề thơ ở ấp Nam Đô Thành

 

Năm ngoái hôm nay giữa cửa trong
Mặt hoa ửng ánh sắc đào hồng
Mặt
 hoa nào biết giờ đâu tá
Chỉ thấy hoa cười trước gió Đông
.


                               Đặng Phụ Chiéu thơThạch Thất , Hà Nội

                                                         sưu tập và biên soạn.

Tác giả BBT giới thiệu