Xin trân trọng giới thiệu bài viết
của Nhà giáo Thang Ngọc Pho về tập thơ của Xuân Lộc
Đọc tập thơ “Đến với Đường thi” của tác giả Xuân Lộc, tôi cảm nhận
được đặc điểm nổi bật là tác giả có ý thức làm cho tập thơ có sức hấp dẫn bằng
mọi biện pháp nghệ thuật mà mình có khả năng thực hiện.
Thứ
nhất là nghệ thuật tả tình.
Tình trong tập thơ này rất phong phú.Tình mẫu tử được diễn
đạt trong nhiều bài, song mỗi bài có một cách thể hiện khác nhau.Trong bài “Mẹ
tôi” , tính cách người mẹ được thể hiện qua hành động nghề nghiệp:
Kể chi oi bức ngày nồng hạ
Chẳng quản mưa dầm buổi rét
đông.
Qua hành động của nhân vật, tác giả bộc lộ lòng yêu thương
cảm phục của chính mình.Cũng nói về người mẹ, nhưng tác giả lại diễn tả tình
cảm của mình trong chi tiết cụ thể:
Tiếng mẹ tựa hồ còn lắng
giọng
Lời người như thể vẫn tàng
hơi.
(Vu Lan nhớ mẹ)
Đó là nỗi nhớ thương không bao giờ vơi cạn của tác giả đối
với mẹ.
Tình anh em đã được tác giả khắc họa thật cảm động:
Linh hồn quyện lẫn cùng
sông núi
Da thịt tan hòa với cỏ cây
Xin hãy liệm thêm về dưới đó
Cả lòng thương xót của em
đây!
(Viếng mộ anh trai liệt sỹ)
Tình yêu và nỗi nhớ thương trong tình cảm vợ
chồng - vốn
cũng là vô hình,trừu tượng nhưng đã được diễn tả bằng hình ảnh cụ thể giàu chất
thơ:
Hiu quạnh cứa mòn bao nỗi
nhớ
Xa người ta héo cả buồng
tim.
(Thu vắng em)
Tình yêu đôi lứa có lúc thoảng qua, nhưng cũng có lúc khắc
sâu trong tâm khảm:
Nghiêng nghiêng một bóng
bên khung cửa
Tìm dấu chân xưa đọng trước
thềm
(Nghiêng bóng)
Khung cửa và thềm nhà còn lưu dấu tình yêu không mờ phai
trong tác giả.Đó là cách dùng ngoại vật để tả tình hữu hiệu trong thơ trữ tình.
Trong thơ Xuân Lộc, tình bạn cũng tha thiết
như tình yêu lứa đôi.Ở hai dòng thơ sau đây, tác giả đã kết hợp lối trực tả với
lối mượn cảnh ngôn tình:
Mong gặp lại nhau lòng khắc
khoải
Vẳng nghe tiếng bạn hãy còn
ngân.
(Ngày xuân nhớ bạn)
Thứ
hai là nghệ thuật tả cảnh.
Cũng như nhiều tác giả khác, Xuân Lộc từng du ngoạn nhiều
danh lam thắng cảnh và sáng tác thơ về đề tài đó trong mục “Phong cảnh”, với
những bài như “Huế”, “Lên Yên Tử”, “Sa Pa”, “Đá vọng phu”, “Tam Đảo”, “Chiều
Hàng Châu”…Tác giả đã chọn những họa tiết tiêu biểu để miêu tả vẻ đẹp đặc trưng
của từng nơi, và điều quan trọng là diễn tả chúng bằng những vần thơ giàu hình
tượng, đồng thời thổi hồn
vào thơ để tạo nên những
cảm xúc thẩm mỹ với nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau.
Bằng biện pháp nhân hóa, thiên nhiên trở nên
gần gũi và thân thiện với khách thập phương:
Thông trên đỉnh núi giang
cành rộng
Trúc dưới sườn non vẫy lá
gầy
(Lên Yên Tử)
Đặc biệt, tác giả đã dùng lối nhân hóa kết
hợp lối hình tượng hóa để tạo hồn cho con sông quê và niềm thương nhớ quê hương
da diết:
Xa người bến cũ ôm trăng đợi
Vắng bóng thuyền xưa gác
mái trông
(Sông quê)
Hai câu thơ vừa thực vừa ảo, tả cảnh mà ngôn tình, diễn tả
được hai chiều thương nhớ.Nó kết hợp được phong cách dân gian và cổ điển bởi
hình ảnh bến đợi thuyền chờ.
Từ thủ pháp nghệ thuật tả tình và tả cảnh,
tác giả đã sáng tạo được những câu thơ xuất thần, tài hoa, vừa cụ thể, vừa sinh
động,vừa có hình ảnh, vừa có hồn.Có thể dẫn một số ví dụ:
Khói bếp vờn cong khơi nỗi
nhớ
(Nỗi niềm xa xứ)
Cây sấu còn vương chùm nắng
gội
Cành bàng vẫn đọng tiếng ve
rơi
(Vào thu)
Heo may lạnh thổi từ ngoài
ngõ
Trăng nhạt buồn gieo ở
trước thềm
(Thu vắng em)
Câu thơ vắt núi lưu niềm nhớ
Tiếng hát vươn đèo đọng nỗi
thương
(Sa Pa)
Thứ ba là đa dạng hóa các kiểu bài
Xướng họa là một đặc điểm trong lối chơi thơ
Đường luật ở Việt Nam xưa và nay.Đó là thú vui không thể thiếu vắng.Cũng như
các tác giả sáng tác thơ Đường luật, Xuân Lộc hăm hở tham gia xướng họa trên
mạng, trong bạn bè, trong các câu lạc bộ thơ Đường luật mà tác giả tham gia-họa
thơ của các tác giả xưa và nay.Cách họa của Xuân Lộc rất linh hoạt: họa nguyên
vận, đảo vận, hoán vận, nối vân (để tạo nên một bài thơ nhị khúc liên hoàn liên
vận hoặc thận nghịch vận),…
Đa dạng kiểu bài
Để làm cho tập thơ mang tính đa dạng, tác giả
không chỉ đa dạng hóa trong xướng họa mà còn đa dạng hóa về kiểu bài.Ngoài các
bài thất ngôn bát cú,thất ngôn tứ tuyệt, còn có: ngũ ngôn (“Gió và sóng”,”Xóm
xưa”,”Nao lòng”…; yết hậu (“Ngẫm”, “Đau”, “Lương”…); nhất thủ thanh (“Xanh”);
khoán thủ với nhiều dạng (khoán thủ lẫy Kiều: “Nhớ buổi tương phùng”, “Ngắm ảnh
nhớ câu Kiều”…; khoán thủ chiết tự “Lời tỏ tình”; tung hoành trực khoán “Xao
xuyến”, “Đến bạn thơ”, “Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ”…).Tác giả cũng thành công với
các bài nhị khúc liên hoàn, tam khúc liên hoàn cùng với thể “xa luân” khá cầu
kỳ và công phu.
Một cách nữa để đa dạng hóa tập thơ là tác
giả sử dụng thơ dịch
Phần này gồm 10 bài thơ chữ Hán của các tác giả Đường thi
chính hiệu và một bài thơ tiếng Anh.Chả là tác giả đã từng học đại học tại
Trung quốc và có năm năm đi phiên dịch tiếng Anh ở nước ngoài. Dù rằng các bài
dịch thơ chữ Hán khó qua khỏi “bóng đa,bóng đề” của các dịch giả tiền bối
nổi tiếng như Tương Như,Tản Đà, Khương Hữu Dụng,…song cũng là một cố gắng lớn
của tác giả.
Với những thành công nêu
trên, tập thơ “Đến với Đường thi” chứng minh cho mọi người thấy
rằng thơ Đường luật không hề khô cứng như một số người vẫn lầm tưởng , mà nó
vẫn uyển chuyển, mềm mại, sinh động và hấp dẫn như các loại hình thơ ca khác.
Xuân Lộc là một tác giả thơ tài hoa, có kiến thức sâu rộng, có năng khiếu thơ
và có tâm hồn thơ – cho dù xuất thân là một giảng viên Toán học.
Cảm ơn tác giả Xuân Lộc và trân trọng giới
thiệu với bạn đọc tập thơ “Đến với Đường thi” – đứa con
tinh thần đầu lòng của tác giả.
Nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học
THANG NGỌC PHO- Hà Nội