Giới thiệu tập thơ " Thơ dâng Bác " của Hội thơ Đường luật Việt Nam
ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ
TẬP “THƠ DÂNG BÁC”
Năm nay, cả nước long trọng tổ chức
kỷ niệm 125 ngày sinh Bác Hồ. Để tỏ tấm lòng kính yêu Bác, học tập đạo đức Bác,
Hội Thơ Đường luật Việt Nam ấn hành một tập “ Thơ dâng Bác ” gồm có 125 bài của
125 tác giả, thay mặt cho tấm lòng thành kính của hơn 2.000 hội viên, dâng lên
Bác kính yêu. Nhân dịp này, mời các bạn đọc bài thơ thú vị của cậu họ Bác Hồ
làm năm 1949 khi Bác vừa tròn 60 tuổi,
bài thơ nhớ lại lúc “khai hoa” cậu bé Nguyễn Sinh Cung…
Ngày sinh Bác
Tháng Năm, mười chín, ở Hoàng Trù
Cụ bảng Làng Sen đẻ Bác Hồ
Dì Dũng co ro ôm chủi trện
Cụ An lật đật kéo tua mo
Ông Hàn gắt giọng đòi hoa chóng
Cố Thích xung phong cắt rún cho
Đáo để anh hùng khi mới lọt
Ò oa, ò óa khóc rành to.
Việc tuyển chọn 125 bài thơ ý nghĩa này là
rất khó khăn, vì chỉ trong có 20 ngày, hàng trăm tác giả đã gửi hàng trăm bài
thơ về, vượt rất nhiều lần với dung lượng thiết kế ban đầu của tập thơ. Cuối
cùng, Ban Tuyển Chọn chúng tôi đã đề ra tiêu chí: Tỉnh nào, chi hội nào cũng có
ít nhất một bài được gửi gắm tấm lòng kính yêu Bác vào tập thơ kỷ niệm 125 ngày
sinh của Bác. Đến nay, trên tay chúng ta đã có tập “Thơ dâng
Bác”. Ta hãy nghe tâm thơ của một số tác giả đại diện cho các vùng miền trong
nước viết về Bác. Ngày 15/10/1945, nơi Bác tiếp đoàn đại diện Pháp, ở đó có
treo bức hoành phi do phụ lão tặng “Hoàn ngã sơn hà”, sau khi nghe Bác
giảng 4 chữ ấy, họ đành thất vọng ra về. Phái viên Pháp đến vênh vang mặt
Chính khách Tây ra ỉu xỉu hồn
(Chuyện bức hoành phi - Nguyễn Duy Cang - Hà
Nội).
Còn thơ của Bác thể hiện
sự uyên bác, tinh tế, sắc sảo trong bút pháp:
Thế thơ dục thức vươn
hồn nước
Ấn bút khơi soi rạng ánh
đời
(Công ơn Bác Hồ
- Nguyễn Nhẫn. Tp Hồ Chí Minh).
Trần Văn Cường lại dịch nôm bài “Nguyên tiêu” của Bác để phóng tác thành
2 khổ “Tung hoành trực khán”.
Thơ dịch:
Trăng rằm lồng lộng tháng Giêng xuân
Sông nước trời xuân thắm mọi phần
Giữa sóng mù sương bàn chiến sự
Khuya về thuyền ngập ánh trăng ngân.
Bác thường quan tâm đến đời sống người nông dân, thể hiện qua việc Bác cùng tát
nước với dân. Lã Hữu Lễ ở Bắc Kạn lại có một tứ mới qua bài “Guồng nước”.
Chân đưa nhè
nhẹ lòng thanh thản
Lúa hiểu ý
Người trổ trĩu bông
Phạm Hữu Xuân ở Quảng Ninh lại nhớ ngày Bác Hồ ra đảo Cô Tô và căn dặn dân nên
nuôi trồng hải sản.
Nay “Dưới tượng
đài Bác ở Cô Tô” đã:
Quan Lạn cua
ngoi giương gọng lớn
Cô Tô cá lượn vẫy đuôi dài
Nhiều người trong chúng ta
đã đến thăm nhà Bác Hồ. Nguyễn Trọng Luân ở tỉnh Điện Biên lại để ý đến câu
chuyện khi Bác về thăm quê, Bác khuyên nên trồng khoai lang trong vườn Bác, và
học được ở Người:
Việc nghĩa hóa thành cây đuốc
sáng
Soi con tỏ
lối bước theo Người
(Hoa khoai vườn Bác)
Mỗi người nhận ra ở Bác có những nét đẹp bình dị của vị lãnh tụ
nước nhà:
Nguyễn Duy Trọng ở Cao Bằng lại nhớ Bác qua những lời khuyên:
Thương dân
xin chớ ngoa đầu lưỡi
Yêu nước
mong đừng sáo mép môi
(Tháng Năm nhớ Bác)
Cụ Đặng Trinh ở Hà Tĩnh, năm 102 tuổi (2012), trước khi đi xa đã nâng niu lần
cuối “Tấm huy hiệu Bác Hồ” cùng với bài thơ có cặp kết:
Huy hiệu
của Người luôn nhắc nhở
Mình vinh để
hiển lại cho con
Cụ Chu Đức Tính ở Bắc Ninh lại nghĩ về trăm năm của đời Bác:
Ba mươi
tết cũ tìm hình nước
Bảy chục năm
sau dựng tượng thần
(Vì sao sáng)
Người Tây Nguyên Nguyễn Đức Trung lại nghĩ về lời Bác dạy:
Kiệm
cần để giúp dân an lạc
Liêm
chính làm nên nước thái hòa
(Bác là thần tượng)
Còn Phan Văn Thắng ở Đà Nẵng “Đọc Nhật ký trong tù của
Bác” lại thấy được niềm tin mãnh liệt ở Người:
Vì
dân Bác học bên hầm tối
Lo
nước Người làm cạnh ngục sâu
Người vùng Đèo Ngang - Hà Tĩnh, Nguyễn Hữu Hiếu lại ngắm ảnh Bác để nhận ra đạo
đức của Bác thể hiện qua chân dung:
Ấm
áp chòm râu ngời đạo lý
Dịu
hiền đôi mắt sáng nhân sinh
(Ghi nhớ)
Hay, quý trọng Bác qua tuổi tác:
Tự do yêu
thuở xanh màu tóc
Độc lập về
khi bạc mái đầu
(Sáng mãi một vì sao - Lê Ngọc Thạc. Đồng Tháp).
Tượng đài Bác Hồ được dựng ở nhiều nơi trong cả nước. Nhưng ở quảng trường
thành phố Vinh, sau tượng Bác là núi Chung được đắp và trồng cây xanh, xa xa là
biển cả quê hương... được người xứ Nghệ kể:
Dáng
Bác cao cao giữa quảng trường
Tâm
hồn lồng lộng bóng quê hương
Con
tim trung hiếu ôm sông núi
Đôi mắt dịu hiền
nhớ đại dương
(Bên tượng Bác - Phan Thị Lệ Dung. Nghệ An)
Đúng là mỗi người mỗi vẻ thơ dâng Bác, trong sự thống nhất Bác Hồ là vị lãnh tụ
vĩ đại nhưng giản dị của nhân dân ta. Mỗi bài thơ của mỗi tác giả, cũng còn là
một bản thu hoạch về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.
Kính mong độc giả có những cảm nhận sâu sắc hơn về tấm lòng của hội viên Hội
thơ đường luật Việt Nam
với Bác.
Võ Giáp
P.
Chủ tịch Hội Thơ đường luật Việt Nam
* Ghi chú : Bài thơ của Võ
Giáp chép lại trong sổ tay của ông Hồ Ngọc Lợi (quyền trưởng phòng Giáo dục
huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Năm 1958). Do thơ làm năm 1949 nên có những tứ thuộc
thời mới như: 19/5, xung phong, anh hùng. Hoàng Trù là quê Bác. Cụ bảng là bà
Hoàng Thị Loan, mẹ Bác Hồ, vợ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dì Dũng là bà Hoàng
Thị An, chị ruột bà Hoàng Thị Loan; chủi trện là chổi dễ, khi sinh thường lấy
hoa chổi này để xông. Cụ An là cụ Hoàng Xuân Đường, ông ngoại
Bác; tua mo là gàu múc nước giếng được làm bằng mo cau. Ông Hàn là ông Hoàng
Phan Quỳnh, cha ông Hoàng Phan Kiếng. Cố Thích là cố Hoàng Xuân Thích, tộc
trưởng đại tôn họ Hoàng ở Làng Sen (lúc đó).
Tập
thơ sẽ phát hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2015 tại Ngày Hội thỏa khoa học : Bác
Hồ với thơ Đương luật Việt Nam do Trung
tâm NCBT và P H văn hóa dân tộc . Hội
thơ Đường Việt Nam
. Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức.. .
BBT