THÔNG BÁO

CHUC MUNG NAM MOI.jpg Chào mừng Năm mới 2024- Giáp Thìn 
Năm  2023  đã khép lại với bao thay đổi. Đất nước  ta cũng như toàn thế giới. và bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát cũng  lùi dần về quá khứ
BÀI THƠ “GỢN SÓNG” CÁI ĐỘNG ẨN MÌNH TRONG CÁI TĨNH
28-10-2014
Ben thuyen.jpg   xin trân trọng giới thiệu bài viết của Thi hữu Nguyễn Duy Cách

BÀI THƠ “GỢN SÓNG” CÁI ĐỘNG ẨN MÌNH TRONG CÁI TĨNH

 

                                                                 

              

        Thi nữ Dương Diệu Thu đang sinh hoạt trong Chiếu thơ Đường Quốc Oai, thuộc CLB thơ Đường Hà Nội. Vốn không phải là một cây bút chuyên nghiệp, nhưng tác giả đến với thơ ca bằng tất cả trái tim và sự say mê cháy bỏng ngay từ khi còn đứng trên giảng đường dạy học. Chính vì vậy mà thơ ca chiếm một phần không nhỏ trong cuộc đời của mình. Yêu thơ và muốn hòa lòng mình với thơ, nên Dương Diệu Thu sáng tác rất nhiều tác phẩm. Những  tác phẩm ấy không chỉ sâu sắc về nội dung mà nó còn đặc sắc về nghệ thuật. Bài thơ “Gợn sóng” được in trong tập “Thơ Đường Chương Mỹ” dày 200 trang, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin cấp phép, đã ít nhiều nói lên tài năng của một cây bút nữ có nhiều triển vọng. Dưới đây là nguyên văn bài thơ:

                                           GỢN SÓNG

 

Đàn ai trầm bổng, luyến ngân nga

Chen ánh hoàng hôn, bóng xế tà

Cô gái trên thuyền nghiêng nón vẫy

Chàng trai dưới bến ngả ô qua

Gửi niềm nhung nhớ bao lưu luyến

Trao nỗi vấn vương những thiết tha

Ấm áp tình thu gieo khúc nhạc

Gợi vần thơ quyện sóng lòng ta.

                                                           Dương Diệu Thu

 

        Bài thơ thu hút bạn đọc ngay tít đầu của bài thơ “Gợn sóng”. Sóng ở đây được hiểu theo hai nghĩa: Nó vừa là những con sóng có thật ở ngoài đời, trên những dòng sông hay những vùng biển rộng lớn. Hơn nữa nó cũng là những con sóng trong lòng người, những con sóng của tâm trạng. Động từ “gợn” là trạng thái gần như tĩnh nhưng không phải tĩnh, mà nó đòi hỏi sự tinh tế mới nhận ra được cái động ẩn mình trong cái tĩnh kia. Những con sóng tâm trạng ấy không dữ dội, không xô bồ mà nó chỉ lăn tăn, dặt dìu trên mặt nước, lững lờ trôi. Điều đó cho thấy tác giả có một tâm hồn rất nhạy cảm và tinh tế, mới cảm nhận được sự trôi chảy rất chậm chạp của không gian trên dòng sông và hiểu được chính tâm hồn mình. Tiếng sóng tâm trạng ấy ta cũng từng bắt gặp trong thơ của Thâm Tâm:“Đưa người ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng sóng ở trong lòng” (Tống biệt hành)

               Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu âm thanh của tiếng đàn:

“Đàn ai trầm bổng luyến ngân nga

Chen ánh hoàng hôn bóng xế tà”

               Cái đặc sắc của bài thơ là ở chỗ: Hai câu mở đầu không phải là sự xuất hiện của hình ảnh con người, mà là sự xuất hiện của âm thanh, cụ thể là

âm thanh của tiếng đàn. Tiếng đàn của ai đây? Đó là một câu hỏi tu từ, không xác định được rõ là ai. Người đọc chỉ thầm hiểu có một người nghe được âm thanh của tiếng đàn của một người nào đó còn chưa rõ mặt. Tiếng đàn ấy ngân lên thật độc đáo “trầm bổng, luyến ngân nga”. Lúc được ngân cao lên, nhưng lúc lại hạ xuống thấp. Câu thơ có sự  phối thanh và ngắt nhịp rất ăn ý, cân đối, gợi cho ta cảm giác người gảy đàn đang rất say mê, nó như gieo vào trong tâm hồn người nghe cảm giác du dương, lãng mạn, hút hồn người. Tiếng đàn ấy không phải là âm thanh tức tưởi, day dứt  mà người cung nữ nghe được: “Tiếng đàn văng vẳng bên tai” (Sầu giục tím), nó cũng không phải âm thanh bồn chồn, lo lắng: “Đàn kêu tích tịch tình tang(Thạch Sanh), mà đó là một âm thanh du dương, mềm mại, thướt tha, say đắm lòng người. Hơn nữa, âm thanh của tiếng đàn ấy lại xuất hiện vào một buổi chiều tà. Đây là thời điểm ánh nắng đang tắt dần, chỉ còn le lói những tia sáng yếu ớt. Ánh nắng hoàng hôn ấy chen lẫn, hòa quyện cùng tiếng đàn, tạo ra một không gian mênh mang, đầy thơ mộng. Buổi chiều tà xuất hiện trong thơ thường gợi cảm giác buồn:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Nhớ về quê mẹ ruột đau chin chiều.

               hay:

Bữa nay trời lạnh mặt trời đi ngủ sớm

Anh nhớ em, ơi hỡi anh nhớ em

Không nhớ gì bằng những buổi chiều êm

Mà ánh sáng lướt dần cùng ánh tối.

             Thế nhưng, buổi chiều trong bài thơ“Gợn sóng” nó cũng buồn, nhưng chỉ là nỗi buồn man mác, chứ không phải là nỗi buồn da diết, thê lương, sầu thảm. Đơn giản nó chỉ là nỗi buồn cố hữu của tâm hồn nghệ sĩ “ Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Không gian ấy như mở ra một thiên đường của một cuộc tình không hẹn gặp, để rồi thương nhớ về nhau trong hai câu thực với cặp đối rất chuẩn:

“Cô gái trên thuyền nghiêng nón vẫy

Chàng trai dưới bến ngả ô qua”.

          Đến đây hình ảnh của con người xuất hiện. Thì ra âm thanh tiếng đàn ấy là của một chàng trai đang ngao du, dạo bước trên sông nước. Tiếng đàn ấy đã hút hồn người thiếu nữ trẻ còn đang mơ mộng, căng tràn sự sống. Phải chăng cô gái ấy đã yêu chàng trai ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi tiếng đàn tha thiết của chàng. Nói đến điều này, lại gợi cho ta nhớ đến hình ảnh của người con gái trong bài thơ “Mưa xuân” của nhà thơ Nguyễn Bính, cô gái ấy cũng yêu một chàng trai bởi giọng hát chèo, để rồi có dịp được trực tiếp gặp chàng , cô đã yêu :

“Thôn Đoài vào cánh hát thâu đêm

Em mải tìm anh chẳng thiết xem

Chắc hẳn đêm nay giường cửu lạnh

Một mình nằm tủi với canh thâu”.

          Gặp được chàng trai và thật hạnh phúc khi chàng mở lòng mình ra đón cô, lúc này, tất cả niềm thương và nỗi nhớ cô dành trọn hết người mình yêu bằng hai câu luận kế tiếp thật dung dị và sâu lắng:

“Gửi niềm nhung nhớ bao lưu luyến

Trao nỗi vấn vương những thiết tha”.

          Không đắn đo, suy nghĩ cô gái chẳng ngần ngại “gửi” rồi lại “ trao” tất cả niềm nhung nhớ và nỗi vấn vương đến chàng trai, với một ước nguyện mong chàng thấu hiểu được tình cảm lưu luyến, thiết tha, không muốn rời xa chàng của cô, có như vậy cô mới cảm thấy được sự ấm áp ở hai câu kết:

“Ấm áp tình thu gieo khúc nhạc

Gợi vần thơ quyện sóng lòng ta”.

                 Người ta thường nói “ngàn thu” - chỉ một quãng thời gian rất dài, thậm chí là mãi mãi và “tình thu” ở đây cũng có ý nghĩa chỉ một cuộc tình dài , một cuộc tình sẽ đi đến hồi kết và đơm hoa kết trái. Tình yêu ấy sẽ mãi mãi hạnh phúc cho đến đầu bạc, răng long. Nó như một khúc ca, hát những giai điệu ngọt ngào của tình yêu muôn thuở. Những vần thơ ấy làm sống lại tâm hồn của người thiếu nữ đang khát khao cháy bỏng tình yêu lứa đôi. Hơn nữa nó như những con sóng hạnh phúc, luôn luôn vỗ dạt dào không bao giờ nguôi.

         Bài thơ khép lại bằng hai hình ảnh “thơ”và “sóng” hòa quyện vào nhau tạo nên một bản tình ca bất hủ về tình yêu. Có thể nói, bài thơ cất lên từ giọng điệu tha thiết, ngọt ngào và ngôn ngữ giản dị, khẳng định một cây bút nữ đầy triển vọng…

                                                                       Nguyễn Duy Cách

                                                         Xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội

                                                                        ĐT: 0948245755.

                                                      Email: nguyenduycach1950@gmail.com

 

Tác giả BBT