Lại bàn vê bài thơ " Nam quốc sơn hà ..." Qua bài viết " Điền dã theo dòng sông Quan Họ
Cuối
năm Canh Tý, trong chuyến tháp tùng nhà thơ Nguyễn Trọng Văn về thành phố Bắc
Ninh, tôi được trực tiếp nghe những tên đất, tên người, dã sử, huyền thoại …về
Lý Thường Kiệt, về nhị vị tướng quân họ Trương. Thật không ngờ nơi “ sông Cầu
nước chảy lơ thơ “ ,nơi liền chị níu áo liền anh “người ơi người ở đừng về
“ lại là nơi hào khí Đại Việt tỏa rạng đến
bây giờ …giữa đất trời thanh bình của xứ Kinh Bắc tôi nghe đâu đây tiếng hào sảng của bài thơ Nam Quốc
Sơn Hà từ ngàn xưa vọng về. Nguyên tác của bản “tuyên ngôn độc lập” này có nhiều
dị bản, theo tôi các dị bản đó đại đồng
tiểu dị, chúng khẳng định : chủ quyền độc lập dân tộc và ý chí quyết giữ vững nền
độc lập đó. Trong các văn bản đó, chúng ta thường mặc định rằng văn bản ở
ĐVSKTT là chuẩn:
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Nhân tiện
tôi điểm qua vài dị bản (DB) .
DB ở
câu 1: Nam Bắc phong cương các biệt cư
( Cương
giới lãnh thổ của Nam quốc ,Bắc quốc phân chia rõ ràng)
DB ở
câu 2: Hoàng Thiên dĩ định tại Thiên thư
( Trời
đã phân định lãnh thổ ở sách Trời)
DB ở
câu 2: Hoàng phân Dực Chẩn tại Thiên thư
(lãnh
thổ ứng với sao Dực sao Chẩn phân định ở sách Trời)
DB ở
câu 3: Như hà Bắc lỗ lai xâm lược
(cớ gì
giặc phương Bắc kéo đến ăn cướp)
DB ở
câu 3:Kình thôn lang dục chân vô yếm
(sự
thèm ăn của cá voi chó sói thật không biết chán)
DB ở
câu 4: Bạch nhẫn phiên thành phá trúc dư
(dao sắc
vung lên hơn cả thế chẻ tre)
DB ở
câu 4: Nhữ đẳng khô hài bất táng thu
(xương
khô của các ngươi không kịp thu để mai
táng)
DB ở
câu 4: Hội kiến thịnh trần tận tảo dư
(Sẽ thấy
lớp bụi dày –quân xâm lược bị quét sạch)
Trong
bài Tiến Quân Ca ( tác giả Văn Cao) có đoạn :” đường vinh quang xây xác quân
thù”, có sắc thái như dị bản câu 4.
VỀ PHẦN
DỊCH THƠ cũng có nhiều dị bản.
Bản dịch của học giả Trần Trọng Kim:
Sông núi nước Nam Vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm lược
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Tôi thấy
bản dịch này có mấy điều chưa ổn :
Thơ tứ
tuyệt phải bảo đảm luật bằng trắc ,các chữ “nam”, “bay”, “tơi” là vần bằng , phải thay các chữ này bằng
các chữ khác có vần trắc. “Nam đế” không thể dịch là “vua Nam” được , nếu nguyên tác là “Nam
vương” thì dịch ra là “vua Nam”cho phải nhẽ ! . “cư” ở văn bản này đâu phải là
“an cư lạc nghiệp” , “cư” là lập
pháp,hành pháp ,là thừa thiên hành đạo, là trị vì… Chữ “nhữ đẳng” là đại từ ngôi thứ 2 số nhiều chỉ đối tượng thấp kém hơn , dịch là “chúng
bay” nghe như lời ăn tiếng nói của trẻ chăn trâu .Tôi luôn tâm niệm 28 từ trong
bài thơ này là phát ngôn của bậc danh
tướng.
Bản dịch
của học giả Lê Thước – Nam Trân:
Sông
núi nước Nam Vua Nam Ở
Vằng vặc
sách trời chia xứ sở
Giặc dữ
cớ sao phạm đến đây
Chúng
bay nhất định phải tan vỡ.
Tôi cho
rằng dịch thuật ở đây có những lỗi như ở bản dịch của Trần Trọng Kim, ngoài ra ở
bài thơ tứ tuyệt này có vần trắc “ở, sở,vỡ” đọc lên như mình nuốt phải xương cá
! “vằng vặc” là tính từ chỉ độ sáng của mặt trăng chứ không thể là độ sáng của
trang sách được !
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song (
Tr Kiều )
Hai học
giả Nguyễn Hùng Vĩ ,Nguyễn Sơn Phong cho rằng “nhữ đẳng” là chỉ quân Đại Việt .
Bài thơ này không có chức năng của Hịch tướng sĩ, vậy “nhữ đẳng” không thể là
quân Đại Việt được .
Học giả
Nguyễn Đổng Chi có bản dịch theo thể song thất lục bát:
Nước
Nam Việt có vua Nam việt
Trên
sách trời chia biệt rành rành
Cớ sao
giặc dám hoành hành
Rồi đây
bay sẽ tan tành cho coi
Nước ta
e rằng chưa có danh xưng “Nam Việt” , hơn nữa thể thơ này không hợp với một văn
bản mang tính chính luận.
Liều
mình như chẳng có, tôi mang cưa đục đến trước cổng nhà Lỗ Ban, đẽo một bản dịch
mang thương hiệu madein cago:
Sông Núi Đại Việt
Nam Đế trị vì cõi Nước Nam,
Non sông Đai Việt, Sách Trời ban .
Cớ sao giặc cướp sang xâm hại,
Xem đấy, các ngươi chuốc bại tàn!
Cái dở
của bản dịch này là cụm từ “Nam Đế” không dịch mà phải chú thích : Hoàng Đế của
Đại Việt , giống như Nguyễn Huệ lên ngôi xưng là Quang Trung Hoàng Đế ,ở đây
tôi mặc định đã là sách trời thì không cần bàn cãi nữa,
nên cụm từ “tiệt nhiên định phận”không có trong bản dịch. Câu cuối, Các từ
“hành khan,…thủ” được dịch thành :xem đấy…chuốc. Tính nhân văn của văn bản này
là : đau đớn của các người quen thói bá quyền
là đau đớn của kẻ lấy đá ghè chân mình, chứ đâu phải tại quân dân Đại Việt.Từ
Hán Việt trong bản dịch này chiếm tỉ lệ 8/28
Tôi bồi hồi đi dọc theo màu xanh của dòng
Như Nguyệt ,tưởng nhớ tới thám hoa Lê Quý Đôn, gần 300 năm trước dừng chân ở chốn
này. Dấu tích của sự kiện đó là bài thơ Đường luật : “Quá Như Nguyệt giang…”
trích từ cuốn Quế Đường thi tập.
Nhất
môn Huynh Đệ lưỡng Anh Hùng
Báo Quốc
lăng lăng thỉ chí Trung
Dĩ phận
Việt Vương tri tố khổn
Cánh
giao Nam Đế nhiếp dư phong
Thần uy
đáo xứ phương dân thiếp,
Thi cú
ngâm dư nghịch lỗ không.
Nam Quốc
Sơn hà thiên cổ tại
Hoàng
hoàng tự điển khởi nguyên công
Thắp một
nén hương trầm, tôi kính cẩn mạo phạm khảo cứu bài thơ trên. Tạm dịch nghĩa:
Qua sông Như Nguyệt
Một nhà
có 2 anh em là Trương Hống ,Trương Hát đều là bậc Anh Hùng.
Vì Nước
Nhà mà dốc lòng Trung Nghĩa.
Tấm
lòng thành trong trắng với chủ tướng Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) thật
là trọn vẹn.Khi dịch thơ tôi không dùng danh xưng Việt Vương, sợ có người nhầm
với Việt Vương Câu Tiễn thuở Xuân Thu ở đất Trung Nguyên.
Tấm
lòng thành đó, lại khiến cho Lý Phật Tử(Hậu Lý Nam Đế- cháu Lý Bôn) phải sợ hãi
phong thái còn lại của Nhị Vị Tướng Quân,hai câu này LQĐ nói về sự tuẫn tiết của
2 người anh hùng để bất hợp tác với Lý phật Tử,giữ lòng trung nghĩa với Triệu Việt
Vương.Trong bản dịch thơ,tôi không dùng danh xưng Nam Đế ,sợ có người nhầm Nam
Đế là Lý Bôn.
Uy linh
thiêng của Nhị Tướng Quân chiếu rọi tới đâu ,Dân nơi đó được an cư lạc nghiệp.(Nguyễn
Trãi : …Nhân nghĩa chi Cử yếu tại An Dân, BNĐC)
Bài thơ
thần (vang lên từ đền thờ Trương tướng quân ) làm cho quân Tống phải tan
rã.(năm 1947 thân phụ nhà báo Bùi Tín viết về thơ Cụ Hồ có câu: “Thao bút nhưng
thành thoái lỗ thi” vung bút thành thơ đuổi giặc thù)
Sông
núi Đại Việt ngàn năm còn đó
Rạng rỡ
thay công huân to lớn (của các bậc anh hùng) được thờ tự
Nhân tiết thanh minh năm Tân Sửu,hướng về
miền Địa Linh Nhân Kiệt Kinh Bắc, tôi kính cẩn dịch bài thơ trên:
QUA
SÔNG NHƯ NGUYỆT
Huynh Đệ
một nhà thảy kiệt hùng,
Trọn đời
vì Nước dốc lòng Trung.
Quân Thần
Son sắt ngời trong trắng,
Tà
chính phân minh thẳng đến cùng.
Chiếu rọi
thần uy dân hưởng phúc,
Ngân
vang thi cú giặc qui hàng.
Miếu thờ
rạng rỡ ghi công lớn,
Sông
núi ngàn năm thắm chữ vàng.
Miền
Kinh Bắc có phòng tuyến sông Cầu, cũng là quê hương Thân Mẫu Đại thi hào Tố
Như.Truyện Kiều viết bằng chữ Nôm –tiếng Mẹ Đẻ. Chắc chắn rằng buổi ầu ơ Nguyễn
Du từng đắm mình trong lời ru của Mẹ chứ đâu phải bọc lót bởi “chi hồ giả dã”.Vậy
mà khi đến Tiến Sĩ Từ (Thôn Kim Thiều,xã Hương Mạc ,Từ Sơn,Bắc Ninh) tôi có cảm
giác hoang lạnh đến nao lòng ! Âu cũng là thói đời “ ẩm hà vong nguyên”. Viết đến
đây ,tôi lại nhớ tới một đêm đông năm 1969, ở rừng Thạch
Thành Tỉnh Thanh nơi sơ tán của K4, nhà thơ Xuân Diệu say sưa nói về nguồn sữa
tâm hồn trẻ thơ-tiếng hát ru của bà của mẹ.
Dừng
chân ở bến sông Như Nguyệt, nơi hàng năm tổ chức lễ hội hát quan họ ,tôi có mấy
câu lục bát để minh bạch ghi vào nhật ký hành trình: Khăn mỏ quạ nón ba tầm
Trầu têm cánh phượng hương thầm
của cau
Người ơi ta biết về
đâu ?
Phải chăng người hát có câu đừng về
Sông Cầu cỏ mướt bờ đê
Chiều xuân sóng vỗ lòng quê bồi
hồi
Gaden city ph. Thạch bàn Q. Long Biên .
tp Hà Nội
Dã phu Thái Doãn Mại cẩn bút.