THÔNG BÁO

CHUC MUNG NAM MOI.jpg Chào mừng Năm mới 2024- Giáp Thìn 
Năm  2023  đã khép lại với bao thay đổi. Đất nước  ta cũng như toàn thế giới. và bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát cũng  lùi dần về quá khứ
ĐẾN VỚI BÀI THƠ “NHỚ BẾN XƯA” CỦA KIM TUYÊN KHÚC TÂM TÌNH CÒN MÃI
25-05-2020
bEN SONG.jpgXin được giới thiệu

ĐẾN VỚI BÀI THƠ “NHỚ BẾN XƯA” CỦA KIM TUYÊN

KHÚC TÂM TÌNH CÒN MÃI

 

Thăm lại đò xưa bến cũ đâu?

Mà sao bối rối đứng trên cầu

Bờ lau phơ phất màn nhung bạc

Sóng nước mênh mang thảm lụa mầu

Lờ lững sáo diều đau thắt ruột

Rập rờn lúa biếc dạ càng sầu

Mười chờ chín đợi năm chinh chiến

Anh đã về đây, bến cũ đâu ?

 

Lời bình của Anh Tiến:

Tôi và Kim Tuyên biết nhau qua những lần sinh hoạt của Hội thơ Đường Việt Nam, thời gian chưa dài nhưng chắc cũng phải được trên mười năm rồi. Kim Tuyên thích thơ của tôi vì nó nhẹ nhàng nhưng đầy lưu luyến, tôi thích thơ Kim Tuyên bởi lẽ sâu sắc dạt dào, hai tâm hồn thơ của chúng tôi có rất nhiều đồng điệu và đồng cảm. Tôi hứa sẽ bình cho Kim Tuyên một bài, Kim Tuyên hứa sẽ vạch cho tôi những điều non kém trong các thi tập mà tôi gửi tặng Kim Tuyên. Cả hai chúng tôi đều chưa ai thực hiện được lời hứa của mình.

Đùng một cái, trong lúc tôi đang nằm viện thì nhận được tin Tuyên đã đi xa. Sửng sốt quá và đau xót quá. Khi ra viện, tôi muốn thực hiện lời hứa của mình. Nhưng tâm rối, không thể nào viết được. Nay gần đến ngày giỗ đầu của bạn, tôi cố nén lòng mình, ngồi đọc lại những bài thơ của bạn và chọn bài “NHỚ BẾN XƯA” để bày tỏ đôi điều có được không? Dù tôi nói có không thấu tình đạt lý, thì mong bạn cũng coi đây như là một nén hương hối lỗi mà thể tất cho tôi.

Ngày còn trẻ, khi vừa học hết phổ thông, với cái sôi nổi tươi vui của tuổi mười bảy trước họa xâm lăng của đế quốc Mỹ đối với đất nước ta, dân tộc ta, Kim Tuyên đã tình nguyện gia nhập quân đội theo gương của người cha quý yêu đầy kính trọng của mình. Trong những ngày gian khổ đầy bom rơi đạn nổ ấy, Kim Tuyên đã có niềm vui mới, gặp được “Bạch mã hoàng tử” trên con đường thiên lý cùng đi. Trên con đường “sẻ dọc Trường Sơn” ấy, lòng Kim Tuyên đã phơi phới, nhìn đất, nhìn trời, ở đâu cũng thấy “đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Thế rồi do chiến tranh, hai bạn trẻ không thể ở gần nhau được nữa. Họ đã phải xa nhau để kẻ Bắc, người Nam. Đêm chia tay trên một bến đò, họ đã trao nhau nụ hôn đầu đời, trong hơi xuân man mác trong “bờ lau phơ phất màn nhung lụa, sóng nước mênh mang thảm lụa màu”.

Đến đây ta mới hiểu được tại sao tác giả lại mở đầu bằng mấy từ “đò xưa bến cũ”. Vâng. Chiến tranh là như vậy, nó không chỉ gây đau thương mất mát do bom đạn mà nó còn gây nhớ nhung, đau khổ cho biết bao người. Đò xưa vẫn dầu dãi nắng mưa nối đôi bờ thương nhớ, bến cũ vẫn trơ gan mòn vẹt dấu chân của bao người. Lúc có điều kiện người này về mong gặp người kia, chỉ thấy bến đò “lau phơ phất”. Khi người kia có dịp muốn trở lại thăm người này thì chỉ thấy “sóng nước mênh mang”.

Lòng ai cũng bề bộn trăm mối. Có lẽ chính điều đó đã như chất xúc tác làm cho tình yêu càng thắm đượm, càng bền chặt hơn chăng. Cho nên ta không thể quên được câu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Trong con mắt của tác giả lúc này thật khó diễn ta được. Ai có lỗi trong chuyện này đâu: Dù ta có chời đợi đến “mờ nhân ảnh” thì sầu kia “càng lắc càng đầy” mà thôi. Hoàn cảnh có tươi đẹp, có xốn xang, réo rắt như gợi, như khêu thì tiếng “sáo diều” bây giờ cũng chỉ làm cho ta “đau thắt ruột”, nhìn “lúa biếc” nào có thấy hy vọng của màu xanh, trong lòng ta không có cái rộn ràng, xao xuyến, không có cái hồi hộp, thấp thỏm, nó chỉ còn lại trong ta nỗi niềm “dạ càng sầu”.

Nỗi niềm này không ai có thể san sẻ được với tác giả, họa chăng thần tiên cho phép màu để người ấy choàng ôm niềm sung sướng và ghì chặt lại.

Không biết có ai dám nói rằng hoàn cảnh đó ta chẳng mềm lòng đâu. Riêng tôi chắc chắn không cầm được  nước mắt. Mỗi lần … mỗi lần… một lần đau.

Cuộc tình dang dở đã khiến Kim Tuyên vò võ đợi chờ, không hoàn cảnh nào, không sắc màu nào làm cho Kim Tuyên rung động. Thảng hoặc có lúc nào đó, giọt đàn bầu rung nhẹ trong lòng. Nhưng cũng chỉ là giọt đàn bầu thoáng qua rồi bay trong gió, không đủ làm cho máu bừng sôi. Cho đến giờ, dù đã qua “mười chờ chín đợi” để đến lúc “anh đã về đây, bến cũ đâu?”.

Tôi không biết rằng ngày xưa mối tình của T.T.Kh có đồng điệu với mói tình của Kim Tuyên bây giờ không. Nhưng tôi dám chắc rằng không ít người bâng khuâng khi đọc áng thơ này!

 

Xuân 2020

Anh Tiến

 


Tác giả BBT