THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


Chùm thơ xướng họa do Trần Sửu biên tập
01-08-2013
IMG_4645.jpg.1.jpg Xin giới thiệu chùm thơ xướng họa

 (Bài xướng)

 

NỬA KHUYA

     

Ngọn sóng Đường thi cứ dập dềnh

Canh dài thao thức nghĩ mông mênh

Bướm ong chuyện ấy đành hờ hững

Hoa nguyệt khoản kia chịu bấp bênh

Thỏa chút duyên thơ vui thoải mái

Xuôi câu tình tứ lại xông xênh

Trả bài tuy có hơi khuya nhỉ

Lau bút xong rồi thấy nhẹ tênh.

 

       Trần Sửu  ĐT: 0913 078 733

    Email: transuuvl@gmail.com

 

 

DUYÊN TRỜI

 

Đường đời bươn trải đắm rồi dềnh

Như sóng đại dương mông lại mênh

Bể ái đa đoan nhiều hụt hững

Sóng tình đắm đuối ít người bênh

Tốt duyên tán giỏi thành mê mải

Đẹp phận tài cao hóa vẫn xênh

Thiên hạ có ai không máu nhỉ

Trời trao sở thích cứ tông tênh.

 

                          Cấn Văn Thăng

 

HỌA THƠ

 

Họa thơ quá khó cứ cứ dùng dềnh

Chọn ý ươm từ lại mấp mênh

Mảng phú non chèo trôi lảng bảng

Thuyền thi vụng lái nổi lênh bênh

Bút nghiên thảo tứ chưa sành điệu

Chữ nghĩa gieo vần lại xốn xênh

Văn hóa giao lưu tình thắm thiết

Xong bài tâm trí nhẹ tênh tênh.

                                 Lê Đức Thu

 

VUI VUI

 

Gửi bài bảo họa chớ giàng dềnh

Mất ngủ sáng nào cũng phải mênh

Khổ lắm vợ hay đòi tí toáy

Mệt rồi con dại nói thì bênh

Loay hoay tìm ý câu cho đúng

Lúng túng kiếm từ cái điệu xênh

Khó quá ai sinh ra chữ xướng

Làm mình nghĩ mãi với vần tênh.

                                        Tô Lãm

 

THƠ QUÁ KHUYA

 

Đã dập sao anh lại cứ dềnh

Cái mông ai chẳng thích thêm mênh

Đang hờ ong bướm ai còn hững

Được bấp nguyệt hoa chớ để bênh

Vui thoải duyên tình nên chọn mái

Xướng xông thơ tứ gắng tìm xênh

Quá khuya mà cậu còn ham nhỉ

Ấy nhẹ hoan tình tốt mới tênh.

                          Đỗ Minh Hiếu

 

 

NƯỚC DỀNH

 

Đêm thức lăn tăn ngọn nước dềnh

ngổn ngang lòng dạ cứ mênh mênh

Thuyền con sóng tới đi chao đảo

Ván hẹp nước vào bước bập bênh

Mưa lớn dòng trôi sao dữ dội

Gió to hướng lái chẳng xềnh xênh

Sáng ra sông lặng trời mây tạnh

Vẫn vững tay chèo nhẹ lướt tênh.

                            Nguyễn Hiền Ninh

 

 

TÌNH BUỒN

 

Gió đẩy mạn thuyền lướt mấp mênh

Mây trôi bèo nổi nước dâng dềnh

Chờ ai ngõ trúc ngồi than thở

Đợi bạn cầu tre đứng bập bênh

Dang dở vần thơ vì hỏng bút

Lỡ làng khúc nhạc bởi sai xênh*

Tình buồn lỗi hẹn lòng trăn trở

Thất thểu dặm trường bước tập tênh.

                                

 “xênh” vật dùng gõ nhịp khi hát dân ca cổ

                                   Nguyễn Bá Chính

 

THƯỞNG NGUYỆT ĐỀ THƠ

 

Thích dập Đường thi cứ phải dềnh

Ruộng mông thưởng ngoạn mới nên mênh

Bướm hờ việc ấy ôi! Đành hững

Họa đậm trò kia bấp hẳn bênh

Thoải xuống từ vần thêm mát mái

Xuôi lên ý tứ lại càng xênh

Trung tình trao “bạn” ai không nhỉ?

Một chút hương đời nhẹ sạch tênh.

 

                                       Trùng Phùng

 

 

THƠ KHUYA

 

Thao thức Đường thi dập với dềnh

Khi thì lên xuống lúc lênh mênh

Câu thơ viết dở nghe từng hững

Ngọn bút xoay vần cắm tỉnh bênh

Suy nghĩ thâu đêm câu chẳng trọn

Ngập ngừng suốt sáng ý lênh xênh

Thôi đành gác lại chờ khi khác

Để chút tâm hồn khỏi tấp tênh.

 

                                   Thịnh Phụng

 

 

THƠ KHUYA

 

Thuyền lướt dòng thơ sóng cứ dềnh

Đêm dài trằn trọc nghĩ chênh mênh

Trúc mai lai láng không suôn sẻ

Tùng cúc lả lơi chịu bập bênh

Liếc mắt đưa tình duyên mát mái

Chau mày thổ lộ phận còn xênh

Hẹn hò ngấn mực trao nguyên vẹn

Bút ngậm ngiên rồi vẫn tập tênh.

                                    Hữu Vịnh

 

 

THẪN THỜ

 

Thổi gió vào thơ cái dếnh dềnh

Thẫn thờ tâm trí cứ mênh mênh

Vườn sau cỏ rậm chim lui tới

Ngõ trước quên then chuột bập bênh

Thăm thú điền viên sao chểnh mảng

Thừa cơ ong bướm dỡn xềnh xênh

Văn hay há phải lo cùn bút

Có ngán chi mà chẳng tấp tênh.

 

                         Nguyễn Đức Đào

 

 

PHỜ PHẠC MÀ SUNG SƯỚNG

 

Thao thức néo ghe núi, lại dềnh!

Làm thơ trăn trở với vần “mênh”

Cột buồm đen trũi trăng soi tỏ

Mảng cỏ xanh rì sóng bập bênh

Lựa khéo đầu câu dùng thể “trắc”

Nhấn vào cuối vận chọn từ “xênh”

Thơ ra...phờ phạc mà sung sướng

Cứ muốn đêm mai lại...tập tênh!...

 

                                      Hồng Đức

 

 

TÌNH THƠ

 

Đường thi đang độ thủy triều dềnh

Thuyền chở thi nhân nhạc xập xênh

Thú đón hình mai đưa với đẩy

Vui chờ bóng liễu bập cùng bênh

Mới say duyên họa đà hưng phấn

Vừa thắm tình thơ đã tấp tênh

Yên Tử gọi về tu tỉnh lại

Trong sương ai thả giọng “mênh mênh”

 

                                     Tống Tấn Khiên

 

 

TẤP TÊNH

 

Thơ xướng cuối vần với chữ dềnh

Văn chương kiến thức thật mang mênh

Câu từ chọn lọc còn gò ép

Niêm luật kiếm tìm vẫn bập bênh

Được tứ mượt mà sao sảng khoái

Thêm vần mềm mại vẫn xàng xênh

Viết xong bài họa lòng thư thái

Đánh giấc ngủ khì khỏi tấp tênh.

 

                        Nguyễn Như Thế

 

 

DUYÊN NỢ

 

Vui với Đường thi lúc đắm dềnh

Thắm tình huynh hữu thú mang mênh

Hoa thơm bạn hỡi sao đành hững

Trái lạ người ơi chớ bập bênh

Cưỡi sóng biển nam thuyền mát mái

Lướt mây trời bắc gió đông xênh

Ở đời ai cũng mang duyên nợ

Nhắm mắt đi rồi thấy lạnh tênh.

 

                               Phan Lạc Thịnh

 

CHƠI ĐÒ  HƯƠNG GIANG 

                           (Đồng từ chuyển tứ loạn vận)

Rời bến văn lâu lúc nước dềnh

Trống, kèn, sáo, nhị, phách, đàn, xênh*

Cô kia ca lỗi đào vừa mắng

Cậu nọ đàn sai kép lại bênh

Núi Ngự hiền hòa sương ảo ảo

Sông Hương thơ mộng nước mênh mênh

Chơi thuyền chẳng biết mình say sóng

Cập bến lên bờ bước tấp tênh.

                        

“xênh” vật dùng gõ nhịp khi hát dân ca cổ    

                                    Trịnh Thế Hào          

TÊNH   

  

Biển cả sóng to nước cứ dềnh

Hoàng hôn buông chiếu nước còn mênh

Cá kình ngược sóng sao mà hững

Thuyền lớn xông pha há chịu bênh

Mát mái thuyền xuôi âu bến ngược

Ngược dòng thuận lái túi còn xênh

Hát câu tình khúc cho vui nguyện

Chút nhọc trong lòng dạ thấy tênh.

 

                                         Minh Bé

 

LỜI THÁN

 

Mình ơi! Chạy ngập suối đang dềnh

Sao cứ thơ ca họa vận mênh

Kêu cứu cháy nhà thì vác bút

Gục đi chống lụt lại cầm xênh*

Đường đời hạnh phúc mong êm ả

Nhịp sống lộ trình bước bập bênh

Nẫu ruột thuyền em đang mắc nạn

Mà chàng cứ sướng tểnh tềnh tênh.

 

                                           

“xênh” vật dùng gõ nhịp khi hát dân ca cổ

                                  Minh Tài

 

 

NGO NGOE     “tự bạch”

                                          (bài xướng)

Thấy người mời họa cũng xum xoe

Hiểu biết Đường thi chỉ lập lòe

Niêm luật không rành nên bộp chộp

Gieo vần chưa chuẩn hóa le te

Ý thơ ngó đến còn eo hẹp     

Câu chữ trông vào những tóe loe

Liều gửi tao nhân vài tứ mọn

Các thầy đừng nhạo tớ ngo ngoe.

 

                            Trần Sửu  ĐT: 0913 078 733

                              Email: transuuvl@gmail.com

 

 

KIẾN THỨC

 

Văn chương đâu phải nặn tròn xoe

Kiến thức nào ai có rễ lòe

Chưa rõ đề tài đừng vội chộp

Không thông niêm luật chớ ti te

Đại dương rộng lớn nhìn ao hẹp

Núi lửa cao sâu thấy miệng loe

Chớ nghĩ thi nhân lòng nhỏ mọn

Kém tài xướng họa có mà ngoe.

 

                         Cấn Văn Thăng

 

GIAO LƯU XƯỚNG HỌA

 

Ngồi ngây nghĩ mãi mắt tròn xoe

Hạ bút họa thơ mực lại lòe

Tứ thảo chưa êm vần tí tóe

Từ gieo không chuẩn ý tò te

Đường thi đụng đến còn be bét

Luật phú coi chừng vẫn té loe

Gửi bạn xem xong mong bỏ quá

Lời mình có vậy chẳng loe ngoe.

 

                                 Lê Đức Thu

 

HẾT ĐƯỜNG NGOE

 

Hành nghề dệt sợi rất cần xoe

Cách nhuộm gia công dễ bị lòe

Khép kín chuyên môn dùng vải tốt

Coi thường kỹ thuật mất tiền te

Hàng thô thất thị nguồn thu hẹp

Của xịn thương trường vốn khác loe

Quyết chí phù gia thành bạc lớn

Làm ăn lạc phách hết đường ngoe.

 

                              Đỗ Minh Hiếu

                                               

ĐÂU THẸN BÚT

 

Thơ Đường ham thích phải xăm xoe

Suy nghĩ đầu đau mắt đỏ lòe

Những muốn bằng người chăm học hỏi

Hằng mong vượt bạn cố ti te

Ngôn từ nghiên cứu đà suôn mượt

Đối ngẫu sưu tầm hết loét loe

Gieo vận họa vần đâu thẹn bút

Để xem ai đặt tiếng nghi ngoe.

 

                          Nguyễn Bá Chính

 

NGẨNG ĐẦU NGOE

 

Có công mài sắt có ngày xoe

Đường lớn thẳng đi mắt chẳng lòe

Có phận thì yên thành đạt lớn

Vô duyên lỡ dở hóa tò te

Lơ là vướng bận nên còn sượng

Dồn lực tiếp vào ắt sẽ loe

Đừng ngại người cao hay thấp nhé

Cũng đành một chuyến ngẩng đầu ngoe.

 

                                                Bá Bìa            

                                           

 

NGỎE NGÒE NGOE

 

                <Vỹ Tam Thanh>

Mở thư ra đọc xỏe xòe xoe

Vài nét Đường thi lóe lỏe lòe

Có phải văn nhân bè bé bẹ

Hay là nữ sỹ tẻ tè te

Nghe chừng câu chữ de dè dẹ

Xét đến niêm vần lóe lỏe loe

Nhắn gửi đôi điều nhe nhẹ nhé

Ấy đừng bảo tớ ngỏe ngòe ngoe.

 

                                 Thịnh Phụng

 

NGÔNG NGOE

 

Ta mong được gọi kẻ ngông ngoe

Cũng thích ngao du thú bịp lòe

Trời chửa phú cho vần kính cổ

Đất vừa ban tặng tứ tò te

Ngôn từ chọn lọc còn be bét

Niêm luật rọi soi vẫn toét loe

Kẻ sỹ muốn nhiều tâm bất lực

Ngẫm nhìn bài xướng mắt tròn xoe.

 

                                  Tống Tấn Khiên

NGHI NGOE

 

Xoay vần thơ xướng miệng tròn xoe

Hưng phấn cổ thi mắt sáng lòe

Đường luật mày mò đang chập chững

Thất ngôn học hỏi mới tò te

Niêm vần câu chữ chưa phù hợp

Ý tứ luận đề vẫn éo loe

Thôi cứ đánh liều nhờ bạn chỉ

Biết mình vụng dại chớ nghi ngoe.

                            Nguyễn Như Thế

 

 

CHẲNG DÁM

Nhìn em xinh đẹp mắt tròn xoe

Má phấn môi son tóc đỏ lòe

Duyên dáng thả hồn vang tiếng hát

Dịu dàng buông mộng rộn câu te

Nõn nà trái tiết trên vườn cấm

Ngan ngát hương nhài dưới bãi loe

Bao đấng nam nhi thèm trộm ngó

Đến gần mà chẳng dám nguy ngoe.

                           Phan Lạc Thịnh

 

NGO NGOE

 

Đọc bài thầy xướng mắt tròn xoe

Chữ nghĩa văn hoa ngỡ bị lòe

Hài hước ngón chơi đâu chịu lún

Cợt đùa câu tứ ngẩn tò te

Mấy phen ngẫu hứng còn e bút

Nhiều lúc kiêu kỳ cũng vẫn loe

Xướng họa giao lưu nào có xá

Bạn thơ ai lại dám nguy ngoe.

                       Nguyễn Đức Đào         

                                            

ĐÊM RẰM HỌA THƠ BẠN 

                         (Đồng từ chuyển tứ)

 

Đêm rằm trăng sáng bóng tròn xoe

Ánh điện đèn xe chiếu chói lòe

Chị cuốc thâu đêm kêu cuốc cuốc

Chú gà rạng sáng gáy te te

Đèn nghiêng đổ xuống trang lòe loẹt

Dầu chảy thấm vào chữ loét loe

Thấy chủ vui vì bài họa kết

Đuôi vằn tung tẩy vẫy nguy ngoe.

                                Trịnh Thế Hào

XUÂN SẮC

 

Thấy chỉ sờn rồi vẫn muốn xoe

Đường kim mò mẫm mặc cho lòe

Ba toong áo vét khoe hình đỏm

Mũ phớt dày tây tạo dáng te

Dẫu chỉ vai so cùng cổ dụt

Lại còn mông lép với môi loe

Ở nhà dạy dỗ vui con cháu

Trống bỏi làm chi để tiếng ngoe.

                      Nguyễn Hữu Hạnh

 

 

 SUY NGẪM    

              

Thơ đường dâu dễ để mà ngoe

Bát cú thất ngôn mới lẽo lòe

Chưa rõ thú chơi nên bập chộp

Không rành luận thực hóa tòe loe

Đàng thi muôn nẻo đâu hèm hẹp

Lỗi viết vạn nơi cũng tí te

Thánh Quát- Thần Siêu, bà Chúa đó

Nào ai đã được đứng xun xoe.

                                    Ngô Hoan

 

CHẲNG CÒN NGOE

 

Người chưa thấy tiếng bóng ra xoe

Đèn hậu bật đâu đóm đã lòe

Liền chị áo buông đâu đã chộp

Liền anh giã bạn sáng chưa te

Bắc cầu giải yếm sao chê hẹp

Mẹ mắng nhẫn rơi miệng đã loe

Gửi khách tương như vài nét chữ

Tỷ thề đã biết chẳng còn ngoe.

                                    Minh Bé

 

NGHIỆP THI CA

Tôi đang tập - họa tứ ngoe ngoe

Liệu phải thi nhân nhã ý lòe?

Có chữ làm thơ như học võ

Không cần câu cá phải dùng te

Vô tình kẻ thẳng thành ra vẹo

Quyết chí nắn tròn chẳng để loe

Cái nghiệp văn chương hồn lãng mạn

Chứ đâu bổng lộc phải sun xoe.

                                    Minh Tài

 ------------------------------------------

                Trần Sửu Chiếu thơ Thạch Thất,  biên tập                                

Tác giả BBT giới thiệu