THÔNG BÁO

Canh_dao_chuc635918145714052467.jpg Năm 2025

Năm  2024  đã khép lại với bao .biến động. Đất nước  ta cũng như   bản thân mỗi hội viên chúng ta cũng không ngoại lê. Một năm chúng ta đã chứng kiến với bao đổi thay đên chóng mặt. Theo thời gian mọi điều vất vả , cả những đau thương mất mát của nhân loại cũng  lùi dần về quá khứ


TẬP VIẾT THƠ ĐƯỜNG NÊN BIẾT
22-05-2019
9889.jpgGiới thiệu bài viết của Băng Thanh:

BÀI NÀY CỦA BĂNG THANH 

CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ 
(Thơ Đường Luật) 


Thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Tổng cộng có 56 chữ. 

Về cách phối âm, hay luật bằng trắc giữa các câu, ta chỉ nói các thanh Bằng-Trắc của các chữ đứng thứ 2-4-6 trong 1 câu (theo quy tắc Nhất-tam-ngũ bất luận, nhị-tứ-lục phân minh). Các tiếng 2-4-6 trong cùng 1 câu theo thứ tự luật bằng trắc có thể là B - T - B hay có thể là T - B - T. 
Ví dụ: 
Quanh năm buôn bán ở mom sông B - T - B 
Nuôi đủ năm con với một chồng T - B - T 

Đôi khi trong câu đầu tiên của bài thơ cũng có thể làm theo thứ tự B - B - T, cũng có thể xem đó là luật phối thanh của câu T - B - T. Ví dụ: 
Một đèo, một đèo, lại một đèo B - B - T 

Về cách gieo vần trong thơ: Vần trong thơ là những tiếng đọc giống nhau hay những tiếng đọc gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau mhư sông-chồng, tà-hoa.... Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh bằng, và được đặt ở cuối mỗi câu thơ. Có thể gieo vần vào các tiếng cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và các vần phải vần với nhau rõ ràng,các tiếng cuối câu 3-5-7 còn lại phải mang thanh trắc, các cao nhân thời xưa thường hay gieo vần vào các tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Ví dụ: 
Sóc phong suy hải khí lăng lăng 
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng 
Ngạc đoạn, kình khoa sơn khúc khúc 
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng 
Quan hà Bách nhị do thiên thiết 
Hào kiệt công danh thử địa tằng 
Vãn sự hồi đầu ta dĩ hĩ 
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng 
(Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi) 


Trong khi gieo vần thường các cao nhan cũng chú ý đối thanh trong thơ, thường có 2 cách đối thanh, đó là đối thanh huyền (H) và thanh ngang (N) trong các vần được gieo. Ở bài thơ ví dụ trên ta thấy lăng-Đằng-tằng-tằng-thăng theo thứ tự N-H-H-H-N. Còn cách đối kách là xen kẽ thanh huyền và thanh ngang với nhau. Ví dụ như bài Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan. 

Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú, là đối giữa các câu 3-4, 5-6. Các câu này đối lại nhau như các câu đối thời xưa. Rõ nhất là về các câu trong bài Qua đèo Ngang. Về bố cục thì bài thơ được chia làm 4 mỗi phần có 2 câu: 
Câu 1-2 là hai câu đề: Mở ra vấn đề về bài thơ 
Câu 3-4 là hai câu thực: Giải thích về vẫn đề 
Câu 5-6 là hai câu luận: Bàn luận về vấn đề 
Câu 7-8 là hai câu kết: Kết luận lại vấn đề 


Tác giả BBT